Trẻ bị khô mắt có sao không?
Trẻ bị khô mắt là hiện tượng phổ biến đang có xu hướng diễn ra ngày càng nhiều. Nhiều trẻ ngày nay được tiếp xúc sớm với các thiết bị điện tử và sử dụng trong thời gian dài. Vấn đề này đang dần trở thành một trong những nguyên nhân chính gây khô mắt ở trẻ. Thông thường, các bé sẽ không nhận thức được là mình đang bị khô mắt. Các biến có xu hướng dụi mắt càng khiến bệnh thêm nặng. Và như hầu hết các bệnh về mắt khác, khô mắt không được xem thường. Nó có thể gây tổn thương lâu dài lên mắt trẻ nếu không được điều trị sớm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến phụ huynh nguyên nhân, dấu hiệu, bên cạnh cách điều trị và phòng ngừa khô mắt cho trẻ.
Nguyên nhân khiến trẻ bị khô mắt
Lượng nước mắt tiết ra không đủ
Các tuyến lệ trong và quanh mi mắt bị giảm dần chức năng tiết nước làm ướt mắt. Ngoài ra, cũng do gió, thời tiết và môi trường làm khô mắt, mỏi mắt. Tốc độ bay hơi của mắt cao dẫn đến tình trạng khô mắt.
Chất lượng nước mắt không tốt
Các lớp mỡ, lớp nước và lớp nhầy của mắt không làm tròn chức năng bảo vệ nhãn cầu khỏi các yếu tố bên ngoài. Nước trong mắt bị bốc hơi quá nhanh hoặc nước không thể dàn phẳng trên bề mặt làm cho mắt bị khô. Ngoài ra cũng có một số bệnh làm cho mắt dễ bị khô như: viêm bờ mi, trứng cá đỏ làm ngăn cản lớp nhầy sản xuất nước.
Trẻ bị không mắt do sử dụng thiết bị điện tử quá lâu
Chớp mắt là một phản xạ giúp tạo một lớp nước mỏng lên mắt. Khi quá tập trung vào màn hình máy tính, điện thoại, tivi, trẻ thường ít chớp mắt hơn. Điều này khiến trẻ nhanh chóng bị khô mắt hơn.
Các nguyên nhân khác
- Môi trường gió, khói, hoặc quá nóng làm tăng sự bay hơi của nước mắt.
- Dị ứng theo mùa có thể góp phần làm khô mắt.
- Phẫu thuật mắt bằng laser có thể gây ra các triệu chứng khô mắt tạm thời.
- Thiếu vitamin A
Dấu hiệu trẻ bị khô mắt
- Cảm giác khô rát, cộm như có hạt sạn trong mắt.
- Mắt bị đỏ hoặc nóng.
- Bị chảy nước mắt và giảm thị lực do bị khô mắt nặng dẫn đến tổn thương ở bề mặt nhãn cầu.
- Bị nhức mắt
- Nóng mắt
- Tăng nhạy cảm với ánh sáng
- Tiết nhiều nước mắt
- Cảm giác mi mắt dính vào nhãn cầu khi chớp mắt, mỏi mắt.
- Giảm khả năng tập trung khi nhìn lâu
Điều trị và phòng ngừa cho trẻ bị khô mắt
Chẩn đoán
Để chuẩn đoán các bệnh về mắt, trước hết cần dựa vào kết quả khám mắt toàn diện cùng với xác định một số chỉ số của màng phim nước mắt như:
- Kiểm tra tiền sử của bệnh nhân về các biểu hiện về mắt, quá trình sử dụng thuốc, yếu tố môi trường sống và làm việc.
- Sau đó khám bên ngoài nhãn cầu mắt để kiểm tra các bất thường khi mi mắt hoạt động.
- Sử dụng kính hiển vi với đèn khe và độ phóng đại hơn để đánh giá các tổn thương của mi mắt và kết giác mạc.
- Kiểm tra chất lượng của nước mắt thông qua việc xác định mắt có khô hay không.
Điều trị
Bệnh khô mắt là một trong những bệnh mạn tính khó có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy cách điều trị tối ưu nhất là giữ có đôi mắt khỏe mạnh, dễ chịu và duy trì được thể lực tốt với các phương pháp như: bổ sung nước mắt nhân tạo, điều trị viêm của mi mắt và bề mặt nhãn cầu.
- Cho trẻ đeo kính khi ra ngoài, đặc biệt những nơi nhiều khói bụi.
- Trong thời gian điều trị, tạm thời không cho trẻ tiếp xúc với màn hình điện tử.
- Tập cho trẻ chớp mắt đều đặn khoảng 12-18 lần/phút.
- Dùng khăn sạch để lau mặt, mắt và phơi, giặt khăn thường xuyên
Phòng ngừa trẻ bị khô mắt
- Chú ý thời gian trẻ tiếp xúc với màn hình điện tử, tối đa là 2-3 giờ mỗi ngày.
- Sau mỗi 30 phút dùng điện thoại hoặc máy tính, nhắc nhở trẻ chớp mắt trong một phút.
- Uống đủ 1 lít nước mỗi ngày đối với trẻ 10kg. Tăng thêm 50ml nước cho mỗi 1kg cân nặng.
- Cho bé ăn nhiều rau xanh trong bữa ăn. Bổ sung các loại rau quả có màu đỏ như cà rốt, cà chua, đu đủ,… giúp đảm bảo lượng vitamin A.
- Ngoài ra, cũng không nên để bé trong phòng có điều hòa quá lâu.
Lời kết
Trẻ bị khô mắt không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nếu được chăm sóc tốt. Bố mẹ cần chú ý hơn nếu trẻ có những triệu chứng trên nhé. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ bị viêm tủy răng là gì? – Những điều bố mẹ cần lưu ý
- Trẻ bị mù màu biểu hiện thế nào? – Những điều phụ huynh cần biết
- Trẻ bị ung thư xương có sao không? – Những điều bố mẹ cần quan tâm
Nguồn: Tham khảo