Site icon Medplus.vn

Trẻ bị kiết lỵ là gì? – Hướng dẫn xử lý dành cho bố mẹ

Trẻ bị kiết lỵ là gì?

Trẻ bị kiết lỵ là tình trạng ruột bị nhiễm trùng khiến việc đi ngoài trở nên rất khó khăn. Bệnh đặc trưng bởi dịch nhầy và máu lẫn trong phân. Đôi khi trẻ đi phân lỏng hoàn toàn và đi không kiểm soát. Tần suất trẻ bị kiết lỵ khi đi ngoài có thể lên đến 10 lần/ ngày. Điều này không chỉ khiến trẻ mệt mỏi mà còn gây mất nước và suy dinh dưỡng.

Kiết lỵ là bệnh phổ biến của trẻ em và có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh thường nhầm lẫn kiết lỵ với tiêu chảy thông thường nên cho rằng bệnh sẽ tự khỏi. Những trường hợp để lâu sẽ gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vậy bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện khi nào? Mời các bạn xem qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị kiết lỵ

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị kiết lỵ là do sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.

Trẻ nhỏ thường chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân. Trước khi ăn trẻ chưa rửa tay sạch sẽ nhưng lại dùng tay cầm nắm thức ăn đưa vào miệng. Điều này vô tình khiến các loại vi khuẩn, trong đó có vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ xâm nhập vào cơ thể bé. Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị kiết lỵ.

Vi khuẩn kiết lỵ cũng có trong phân của các loại vật nuôi trong nhà như chó, mèo. Khi chúng đi đại tiện và không được chủ nhà dọn dẹp sạch sẽ, ruồi nhặng bu vào phân của chúng, sau đó đậu vào thức ăn không được che đậy kỹ lưỡng. Trẻ sử dụng nguồn thức ăn ấy sẽ mắc bệnh kiết lỵ.

Dấu hiệu trẻ bị kiết lỵ

Trẻ bị kiết lỵ hay ôm bụng và quấy khóc nhiều do bé bị đau quặn bụng từng cơn. Sau khi đi đại tiện, cơn đau giảm dần nên bé cũng giảm quấy khóc.

Bệnh kiết lỵ ở trẻ em có 2 dạng chính và mang những dấu hiệu bệnh khác nhau:

Lỵ trực khuẩn

Trẻ bị kiết lỵ trực khuẩn có dấu hiệu sốt cao liên tục kèm với tiêu chảy nhẹ nhiều lần trong ngày, đau bụng và đi phân lỏng.

Kiết lỵ amip

Bé bị kiết lỵ amip có biểu hiện sốt nhẹ hoặc không sốt, bụng bé đau quặn từng cơn, đi ngoài nhiều lần trong ngày, trong phân kèm máu hoặc dịch nhầy.

Cả 2 dạng kiết lỵ ở trẻ em thường gặp này đều khiến bé mệt mỏi, quấy khóc, cơ thể mất nhiều nước. Bệnh diễn ra trong thời gian dài có thể làm xảy ra những biến chứng nguy hiểm như viêm ruột thừa, thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, lồng ruột….

Điều trị cho trẻ bị kiết lỵ

Chẩn đoán kiết lỵ cần dựa vào các dấu hiệu như đã mô tả ở trên. Xét nghiệm phân và xét nghiệm máu sẽ giúp chẩn đoán xác định để đưa ra liệu trình điều trị cụ thể cho từng trường hợp. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị khi trẻ có các triệu chứng trên. Không nên tự ý điều trị để tránh biến chứng cho trẻ.

Chăm sóc cho trẻ bị kiết lỵ

Trẻ bị kiết lỵ nên ăn gì?

Trẻ cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất chính để tăng cường hệ miễn dịch. Các chất này bào gồm: chất xơ, tinh bột, chất đạm và vitamin vốn có nhiều trong các loại ngũ cốc, thịt, trái cây và rau xanh.

Nên cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng, dễ hấp thụ và không gây áp lực nên dạ dày. Theo đó, các món ăn như cháo, ngó sen, nước ổi, đậu xanh,… sẽ rất tốt cho trẻ bị kiết lỵ.

Bổ sung rau quả tươi trong chế độ ăn cho trẻ, nên luộc hoặc ép thành nước cho trẻ uống.

Tăng cường ăn hoặc uống nước ép trái cây, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin C.

Chia nhỏ khẩu phần ăn, tránh cho bé ăn một bữa quá no, khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém.

Bổ sung thêm nước hoặc Oresol mỗi ngày để tránh tình trạng mất nước do đi ngoài nhiều lần. Bên cạnh đó, có thể cho trẻ uống nước muối, nước gạo rang hoặc nước dừa để tăng cường chất điện giải cho cơ thể mau hồi phục sau khi ốm dậy.

Tăng cường cho bé thức uống lợi khuẩn probiotic nhằm cải thiện hoạt động ruột kết.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị kiết lỵ

Ngoài chế độ ăn uống, phụ huynh hãy đặc biệt chú ý đến những điều sau:

Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn sau khi giúp bé đi vệ sinh.

Nếu trẻ bị sốt cao, hãy hạ sốt cho trẻ để tránh trường hợp co giật do sốt.

Chú ý bổ sung dinh dưỡng phù hợp theo độ tuổi của trẻ. Tránh lạm dụng đồ ăn bổ dưỡng nhưng lại không thích hợp với lứa tuổi của con.

Không nên tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian để cầm tiêu chảy cho trẻ. Đây là con dao 2 lưỡi. Nguyên nhân là vì khi trẻ đi đại tiện phân lỏng, cơ thể cũng đang tống đẩy vi khuẩn ra khỏi đường ruột để bé nhanh khỏi bệnh. Nếu bạn tự ý sử dụng các bài thuốc dân gian cầm tiều chảy cho trẻ, bạn đang làm “tắc nghẽn” đường đi của vi khuẩn, khiến nó bị giữ lại trong ruột. Trẻ có thể ngừng tiêu chảy do kiết lỵ trong khoảng thời gian ngắn nhưng sau đó, trẻ có thể tái phát ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Khi trẻ tiêu chảy sang ngày thứ 2, bạn nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay để được chẩn đoán trẻ bị kiết lỵ hay do một tình trạng sức khỏe khác. Khi đó, bác sĩ cũng sẽ giúp bạn có được lộ trình chữa bệnh thích hợp cho bé. Trong thời gian điều trị, bạn cần tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ về liều lượng thuốc và tái khám đúng hẹn để theo dõi diễn biến bệnh.

Phòng ngừa trẻ bị kiết lỵ

Lời kết

Trẻ bị kiết lỵ hoàn toàn có thể phòng tránh bằng các biện pháp kể trên. Bố mẹ cố gắng bảo vệ bé trước căn bệnh phiền toái này nhé. Chúc cả gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version