Site icon Medplus.vn

Trẻ bị Lupus ban đỏ có sao không? Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ bị Lupus ban đỏ là gì?

Trẻ bị Lupus ban đỏ là tình trạng viêm hoặc tổn thương các cơ quan nội tạng, da, và khớp. Thận, tim, phổi và não đều thuộc danh sách những cơ quan bị tác động nhiều nhất. Ảnh hưởng của bệnh đến người lớn và trẻ nhỏ có sự khác biệt rõ rệt. Mức độ nghiêm trọng trải dài từ nhẹ đến nặng, thậm chí là tử vong.

Ở trẻ nhỏ, Lupus phổ biến nhất ở những bé từ 15 tuổi trở lên. Trẻ mắc bệnh sẽ có khoảng thời gian bùng phát và thuyên giảm các triệu chứng. Nhiều trẻ bị bệnh lupus ban đỏ cũng có vấn đề về thận. Mức độ nghiêm trọng của các vấn đề về thận có thể làm giảm khả năng sống của bệnh nhân mắc phải. Trong một số trường hợp, tình trạng tổn thương thận ở trẻ em với mức độ nghiêm trọng sẽ dẫn đến suy thận và cần phải tiến hành phẫu thuật ghép thận hoặc lọc máu để duy trì sự sống.

Nguyên nhân trẻ bị Lupus ban đỏ

Lupus là một dạng rối loạn tự miễn dịch. Trong những rối loạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công các tế bào và mô khỏe mạnh. Nhiều yếu tố đã được chứng minh có khả năng gây ra bệnh lupus ban đỏ. Các yếu tố thường bao gồm: di truyền, tác động của môi trường và giới tính (tỷ lệ nữ giới bị bệnh nhiều hơn nam).

Dấu hiệu trẻ bị Lupus ban đỏ

Các triệu chứng của bệnh lupus ban đỏ thường ở dạng mạn tính. Chúng có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn trong những giai đoạn nhất định của cuộc đời trẻ. Tình trạng sức khỏe này ảnh hưởng đến mỗi bé theo những cách khác nhau. Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất:

Các triệu chứng của bệnh Lupus ban đỏ có thể giống với các tình trạng hoặc vấn đề sức khỏe khác. Mặt khác, điều quan trọng cần nhớ là dẫu cho cơ thể xuất hiện một số triệu chứng trên không có nghĩa rằng con bạn bị Lupus ban đỏ. Nếu bạn lo lắng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để được thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị đầy đủ.

Chẩn đoán trẻ bị Lupus ban đỏ

Bệnh lupus rất khó chẩn đoán vì phạm vi rộng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng ở mỗi trẻ. Không có xét nghiệm một lần nào có thể xác định chính xác. Thay vào đó, bác sĩ thường đưa ra kết luận cuối cùng dựa trên bệnh sử của trẻ kèm theo các triệu chứng và một loạt các xét nghiệm chẩn đoán từ vật lý cho đến hình ảnh. Các xét nghiệm bao gồm:

Xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá chức năng thận.

Chụp X-quang để quan sát mô bên trong, xương và các cơ quan nội tạng.

Xét nghiệm máu để tìm kiếm một số kháng thể có trong hầu hết những người bị bệnh Lupus ban đỏ.

Xét nghiệm bổ sung để đo mức độ của một nhóm protein trong máu giúp tiêu diệt các chất lạ. Mức độ bổ sung thấp trong máu thường liên quan đến bệnh lupus.

Xét nghiệm protein phản ứng C được sử dụng để nhận diện tình trạng viêm trong cơ thể. Mặc dù kết quả xét nghiệm phản ánh mức độ viêm nhưng đôi khi bé có thể không hề mắc bệnh Lupus ban đỏ. Thử nghiệm này sẽ được thực hiện lặp lại để kiểm tra phản ứng của con bạn với thuốc.

Tốc độ máu lắng có tác dụng đo tốc độ các tế bào hồng cầu rơi xuống đáy ống nghiệm nhanh như thế nào. Khi bị sưng và viêm, các protein của máu tụ lại với nhau và trở nên nặng hơn bình thường. Do đó khi được đo, chúng sẽ rơi và lắng nhanh hơn ở đáy ống nghiệm. Thông thường, các tế bào máu rơi càng nhanh, tình trạng viêm càng nghiêm trọng.

Điều trị trẻ bị Lupus ban đỏ

Không có cách chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng việc điều trị có thể làm giảm một số triệu chứng của rối loạn, dựa trên:

Nếu các triệu chứng của bệnh chỉ ở mức nhẹ điều trị có thể không cần thiết. Bé có thể được chỉ định sử dụng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) để làm dịu các cơn đau khớp. Một vài biện pháp khác bao gồm:

Trẻ em bị bệnh Lupus ban đỏ không nên chủng ngừa bằng virus sống, bao gồm thủy đậu, MMR (sởi, quai bị, rubella) và uống vắc-xin bại liệt. Hãy thận trọng với điều này cũng như thông báo cho bác sĩ về tình hình bệnh của bé trước khi tiêm phòng.

Lời kết

Trẻ bị Lupus ban đỏ nhìn chung không phải là bệnh phổ biến. Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên cẩn thận phòng bệnh cho trẻ bằng lối sống lành mạnh. Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp và vận động nâng cao sức đề khác. Nó không chỉ giúp giảm nguy cơ trẻ mắc Lupus ban đỏ mà còn nhiều bệnh khác. Chúc bé và gia đình khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version