Site icon Medplus.vn

Trẻ bị mất tập trung có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ bị mất tập trung có sao không?

Trẻ bị mất tập trung khá phổ biến và có thể xảy ra vào bất kỳ độ tuổi nào. Trẻ rơi vào tình trạng này sẽ không thể chú tâm làm một việc gì đó trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy không phải là một bệnh nguy hiểm đến sức khỏe như nó khiến chất lượng cuộc sống và hiệu quả làm việc, học tập giảm đi đáng kể. Mất tập trung đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh tâm lý hoặc liên quan đến não bộ. Bố mẹ không thường để ý đến tình trạng này và cho rằng nó chỉ là nhất thời. Điều này vô tình làm cho trẻ mặc cảm, nghĩ bản thân thua kém bạn bè. Vậy là thế nào cải thiện tình trạng mất tập trung ở trẻ? Hãy khám phá qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị mất tập trung

Phương pháp giáo dục

Phương pháp giáo dục là một trong những nguyên nhân có tầm ảnh hưởng lớn đến việc gây mất tập trung ở trẻ. Đó là việc tạo cho con những thói quen mất tập trung từ khi con còn rất nhỏ như: vừa ăn vừa chơi hoặc vừa ăn vừa xem tivi, vừa nói chuyện… Bố mẹ không biết rằng chính những việc làm đó đang vô tình rèn luyện cho trẻ sự thiếu tập trung không cần thiết.

Thực tế có thể thấy rằng, một số trẻ không thể tập trung do thiếu tính kỷ luật ngay từ nhỏ mà phần lớn là do bố mẹ dù rằng những việc làm này đôi khi xuất phát từ những mục đích tốt như muốn con ăn ngoan hơn, muốn con ngồi ngoan… Phương pháp giáo dục này khiến trẻ hình thành thói quen không tập trung làm một việc từ đầu đến cuối và càng lớn sẽ càng khó cải thiện.

Trẻ bị mất tập trung do chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng không đầy đủ cũng là tác nhân gây chứng mất tập trung ở trẻ. Đa số trẻ em đều rất thích ăn đồ ngọt. Vậy nên bố mẹ thường cho bé ăn quá nhiều kẹo thay vì ăn cơm hay các thực phẩm tươi như rau xanh, trứng, sữa…Đặc biệt là sự thiếu hụt sắt. Do vậy, một chế độ dinh dưỡng nghèo chất sắt sẽ khiến trẻ mệt mỏi về thể chất, giảm chú ý, làm mất tập trung và gây ra những vấn đề về trí nhớ.

Không ngủ đủ giấc

Trẻ em cần ngủ đủ giấc từ 10 đến 11 tiếng mỗi ngày. Bởi vì nếu không được ngủ đủ giấc các bé sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Điều này khiến trẻ uể oải, chán nản trong những giờ học, thậm chí còn kiến trí nhớ kém đi. Chính vì thế, ngày hôm sau trong giờ học bé có thể ngủ gật, không tập trung học bài được.

Trẻ bị mất tập trung do sử dụng các thiết bị công nghệ

Nhiều bố mẹ hay để bé sử dụng các thiết bị công nghệ mà không giới hạn thời gian dùng. Các bậc phụ huynh không biết rằng ánh sáng xanh phát ra từ tivi, máy tính…có thể phá vỡ nhịp sinh học, làm ảnh hưởng đến giấc ngủ đồng thời làm giảm khả năng phát triển của não bộ. Từ đó khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động và dễ bị xao nhãng.

Di truyền

Bệnh mất tập trung có thể còn xuất phát từ di truyền. Theo đó, yếu tố rối loạn di truyền có thể gây nên tình trạng trẻ chậm phát triển. Bệnh lý này có thể gặp khi mang thai hoặc khiếm khuyết về não bộ trước khi sinh dẫn đến trẻ chậm phát triển, mất đi khả năng tập trung.

Dấu hiệu trẻ bị mất tập trung

Không thể tập trung lâu vào một việc

Trẻ sẽ khó có thể ở yên 1 chỗ để làm bất cứ một việc gì cho đến lúc hoàn thành. Do vậy, trẻ không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc ở nhà, hoặc các trách nhiệm công việc được giao mặc dù không phải do cố tình chống đối hoặc không có khả năng làm.

Không tuân theo các chỉ dẫn

Khi mất tập trung, trẻ thường sẽ không tuân theo các chỉ dẫn vì vậy sẽ làm sai hoặc hiểu không đúng. Trong học tập, các em sẽ không chú ý nghe lời giáo viên giảng bài hoặc hướng dẫn làm bài. Ở nhà, các bé không chịu tập trung nghe bố mẹ hướng dẫn học bài hoặc làm một việc gì đó.

Trẻ bị mất tập trung rất dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài

Biểu hiện của trẻ mất tập trung còn ở việc trẻ dễ bị chi phối bởi các hoạt động bên ngoài. Từ đó làm trẻ mất tập trung khi học. Những trò chơi, những bộ phim, tiếng ồn hay những cuộc nói chuyện của người khác sẽ rất dễ khiến bé bị phân tâm.

Hay quên

Một điểm dễ thấy nhất ở các bé bị bệnh mất tập trung đó là hay quên. Các bé sẽ quên mất rằng mình sẽ phải học gì, làm gì mặc dù trước đó bé có thể vừa được nhận công việc từ thầy cô, bố mẹ. Vì thực tế, trước đó bé không tập trung nghe lời.

Khó hòa nhập

Các bé sẽ cảm thấy khó giao tiếp, khó hòa nhập với bạn bè, thầy cô hay những người xung quanh chỉ vì thiếu tự tin về khả năng của bản thân, cảm thấy mình kém cỏi hơn với các bạn cùng trang lứa. Đặc biệt, nhiều trường hợp trẻ còn cảm thấy chán học, không chú ý học. Có trẻ thậm chí bỏ bê học hành và đánh mất đi cơ hội thành công.

Điều trị cho trẻ bị mất tập trung

Để trị dứt điểm bệnh này, cần có sự phối hợp giữa gia đình và bác sĩ. Bố mẹ để ý và quan sát những lần trẻ bị mất tập trung. Nếu chỉ xảy ra 1-2 lần thì không phải lo lắng. Tuy nhiên, tình trạng kéo dài quá 3 lần liên tiếp thì hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ.

Chữa bệnh mất tập trung bằng thuốc

Việc chữa bệnh bằng thuốc đã trở nên quá thông dụng đối với bất kỳ một loại bệnh nào. Tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ tư vấn và kê thuốc phù hợp nếu cần thiết.

Bên cạnh đó, kết hợp với những phương pháp trị liệu bác sĩ đưa ra, trẻ có thể phần nào cải thiện được khả năng tập trung theo thời gian.

Chữa bệnh mất tập trung bằng phương pháp giáo dục

Thông cảm với trẻ

Để bé không cảm thấy áp lực trong học tập, bố mẹ không nên gò ép bé. Bố mẹ không nên ép bé phải học nhanh, phải ngồi học trong một thời gian dài. Thực tế, tuổi bé còn nhỏ vẫn thích ham chơi. Vì vậy, bố mẹ nên tạo cho bé một không gian học tập thoải mái và nghỉ ngơi giữa giờ. Nếu bé có quá mệt thì cũng nên động viên để bé có thể tiếp tục tập trung học bài.

Trẻ bị mất tập trung cần không gian học tập yên tĩnh

Bố mẹ nên để các bé học trong một không gian yên tĩnh, không gây xao nhãng cho bé. Một không gian yên tĩnh sẽ giúp bé dễ dàng  tập trung vào việc đang làm. Khi tình trạng dần được cải thiện, bé sẽ có thể tập trung hơn khi có một chút tiếng ồn.

Học cùng trẻ

Học cùng trẻ cũng là một trong những cách chữa bệnh mất tập trung. Thay vì để bé học một mình, bố mẹ nên cùng bé tìm hiểu cách giải quyết vấn đề. Điều này sẽ khiến bé rất thích thú, hăng say và chú ý học hơn. Vì khi không hiểu bé có thể hỏi ngay cha mẹ của mình.

Lời kết

Trẻ bị mất tập trung là tình trạng nhất thời và có thể được chữa khỏi. Một số trẻ có thể tự mình vượt qua sự mất tập trung như rất ít. Hầu hết đều phải nhờ đến sự giúp đỡ từ gia đình, bác sĩ. Bệnh nếu kéo dài sẽ không tốt cho sự phát triển và tương lai sau này của trẻ. Hãy cùng cảm thông và kiên nhẩn cùng bé vượt qua khó khăn này. Chúc cả nhà luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version