Site icon Medplus.vn

Trẻ bị ngộ độc thủy ngân có sao không? – Những lưu ý dành cho bố mẹ

Trẻ bị ngộ độc thủy ngân là gì?

Trẻ bị ngộ độc thủy ngân thường do làm vỡ nhiệt kế hoặc tiếp xúc không khí chứa chất này. Thủy ngân là một kim loại ở thể lỏng và có độc tính cao đối với con người. Đặc biệt thủy ngân ở thể khí còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với thể lỏng. Thủy ngân khi vào cơ thể có thể tiêu diệt tế bào, đặc biệt là thế bào thần kinh. Do đó, những trẻ tiếp xúc với thủy ngân có thể bị ảnh hưởng tâm lý về sau. Trẻ bị nhiễm có thể mắc ung thư, biến đổi gen, hoặc nếu là thai nhi sẽ bị quái thai. Việc để trẻ tránh xa kim loại là điều mà mọi phụ huynh cần lưu tâm. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên học cách xử lý khi con bị ngộ độc thủy ngân.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ngộ độc thủy ngân

Đường phơi nhiễm với thủy ngân phổ biến nhất là qua đường thức ăn khi tiêu thụ hải sản hoặc thực vật có chứa các dạng muối hoặc hữu cơ của thủy ngân. Hoạt động của các nhà máy điện đốt than đá, lò đốt rác và đám cháy rừng cũng có thể là nguồn tạo ra thủy ngân dạng hơi khiến con người sinh hoạt ở phạm vi xung quanh bị ảnh hưởng.

Tùy vào nguồn lây nhiễm khác nhau mà người bệnh có thể bị nhiễm độc các dạng khác nhau của thủy ngân:

Methyl thủy ngân

Đây là dạng có độc tính cao nhất của thủy ngân. Metyl thủy ngân có thể ngấm vào cơ thể khi con người ăn một số loài cá nước mặn và nước ngọt, đặc biệt là loài cá lớn ở đỉnh chuỗi thức ăn như cá mập hay cá kiếm,,..

Hợp chất thủy ngân vô cơ

Dạng này thường tồn tại trong pin, thuốc uống, thuốc mỡ, thuốc xịt muỗi và một số loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc. Khi nuốt hoặc hít phải hơi của các chất này có thể làm trẻ phơi nhiễm với thủy ngân.

Thủy ngân phenyl (phenyl mercury)

Thường có mặt trong các loại sơn sản xuất từ nhựa mủ, sơn ngoại thất, bả chống thấm, mỹ phẩm dành cho mắt và dụng cụ vệ sinh cá nhân. Phenyl thủy ngân  vào cơ thể khi hít vào ở dạng hơi, ngấm qua da hoặc đường tiêu hóa.

Dấu hiệu trẻ bị ngộ độc thủy ngân

Một khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu. Sau đó, thủy ngân sẽ được phân phối tới mọi mô bao gồm gan và não bộ, thần kinh. Các dấu hiệu điển hình khi bị nhiễm độc thần kinh mà trẻ có thể cảm nhận được:

Dấu hiệu thần kinh

Ngộ độc thủy ngân có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, dẫn đến các triệu chứng điển hình như:

Nhiều triệu chứng khác cũng sẽ xuất hiện khi hàm lượng thủy ngân độc trong cơ thể tăng lên. Những dấu hiệu này có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ phơi nhiễm của một người.

Dấu hiệu ở trẻ lớn

Dấu hiệu ở trẻ nhỏ

Thủy ngân độc cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời. Trẻ em bị ngộ độc thủy ngân thường biểu hiện qua các dấu hiệu như:

Ngộ độc thủy ngân có xu hướng diễn tiến âm thầm theo thời gian khi một người tiếp xúc thường xuyên với thủy ngân độc. Tuy nhiên, một số trường hợp ngộ độc thủy ngân cũng có thể bùng phát nhanh chóng nếu có sự cố ô nhiễm thủy ngân cụ thể.

Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ là dấu hiệu ngộ độc thủy ngân,phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay trung tâm phòng chống ngộ độc tại các bệnh viện để được xử trí và theo dõi kịp thời.

Điều trị cho trẻ bị ngộ độc thủy ngân

Ngừng ăn thực phẩm nhiễm thủy ngân

Bước đầu tiên trong quá trình điều trị ngộ độc thủy ngân là loại bỏ tất cả các nguồn thủy ngân mà trẻ tiếp xúc dẫn đến ngộ độc. Nếu nguyên nhân bắt nguồn từ thực phẩm, chẳng hạn như hải sản, người bệnh cần ngừng tiêu thụ những loại thức ăn này ngay lập tức.

Thay đổi môi trường sống

Nếu ngộ độc thủy ngân có liên quan đến nơi làm việc hoặc tiếp xúc với môi trường đã bị ô nhiễm thủy ngân, các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân di chuyển đến nơi ở mới để giảm phơi nhiễm hoặc thay đổi công tác đến khi các biện pháp đảm bảo an toàn hơn được áp dụng.

Ngộ độc thủy ngân có thể gây ra một số tác dụng phụ lâu dài, chính vì thế việc điều trị và theo dõi sẽ dựa trên từng trường hợp nhiễm bệnh cụ thể.

Liệu pháp thải sắt

Một số trường hợp ngộ độc thủy ngân nghiêm trọng có thể cần điều trị bằng liệu pháp Chelation. Đây là phương pháp loại bỏ độc tố và kim loại nặng ra khỏi cơ thể bằng cách sử dụng các tác nhân thải sắt.

Những loại thuốc được sử dụng trong liệu pháp thải sắt có nhiệm vụ liên kết với các kim loại nặng trong máu. Chất độc sau đó được loại bỏ thông qua bài tiết nước tiểu. Tuy nhiên điều trị bằng liệu pháp Chelation sẽ đi kèm với một số rủi ro và tác dụng phụ nhất định, do đó phương pháp này chỉ được các bác sĩ chỉ định khi thật sự cần thiết.

Phòng ngừa trẻ ngộ độc thủy ngân

Một số biện pháp có thể giúp hạn chế phơi nhiễm với thủy ngân:

Lời kết

Trẻ bị ngộ độc thủy ngân rất nguy hiểm. Vì vậy, bố mẹ cần cho trẻ tránh xa những vật dụng có chứa thủy ngân. Ngoài ra cũng lưu ý những thực phẩm sạch và môi trường sống trong lành. Khi phát hiện trẻ bị nhiễm thủy ngân, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version