Site icon Medplus.vn

Trẻ bị nhiễm khuẩn HP là gì? – Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Trẻ bị nhiễm khuẩn HP là gì?

Trẻ bị nhiễm khuẩn HP thường do bị lây từ người lớn, đặc biệt là người trong gia đình. Ai cũng có nguy cơ nhiễm phải khuẩn HP nếu sống trong môi trường không vệ sinh. Trong đó, trẻ nhỏ là đối được bị nhiễm cao nhất. Hiện nay tỷ lệ trẻ bị nhiễm khuẩn HP ngày càng tăng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, bao gồm Việt Nam. Những triệu chứng nhiễm khuẩn HP ở trẻ khác với người lớn. Nhiễm khuẩn HP có điều trị được không? Cách phòng ngừa trước vi khuẩn HP như thế nào? Mời các bạn khám phá qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm khuẩn HP

Vi khuẩn Helicobacter pylori (hay còn gọi là vi khuẩn HP) là một loại xoắn khuẩn gram âm. Với cấu tạo đặc biệt, loại vi khuẩn này có thể tồn tại và phát triển ở môi trường axit đậm đặc như bên trong lớp niêm mạc dạ dày, gây nên các bệnh lý về hệ tiêu hóa, thậm chí là ung thư dạ dày.

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn HP nhưng đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi. Nguyên nhân là do môi trường sống, thức ăn không đảm vệ sinh, người lớn có thói quen hôn hít trẻ, dùng chung dụng cụ ăn uống, mớm cho trẻ ăn… ngoài ra hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ.

Vi khuẩn HP chủ yếu lây nhiễm theo:

Đường miệng

Vi khuẩn HP có trong nước bọt, mảng bám răng. Vì vậy, nếu trẻ ăn chung bát, đũa, thìa, thức ăn với người bị bệnh thì nguy cơ cao con sẽ bị nhiễm vi khuẩn này.

Đường phân – miệng

Vi khuẩn HP tồn tại trong phân của người bệnh. Vì vậy, nếu người bệnh không vệ sinh cá nhân kỹ lưỡng, không rửa tay cẩn thận trước khi chơi đùa với bé thì sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.

Lây nhiễm qua đường dạ dày – dạ dày

Việc trẻ phải tiến hành nội soi dạ dày cũng có thể gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP nếu các dụng cụ dùng để nội soi không được vô trùng đúng cách.

Ngoài ra, loại vi khuẩn này còn có thể lây nhiễm qua các vật khác như núm vú giả, bàn chải đánh răng hay côn trùng (ruồi, muỗi, kiến, gián) nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó bám vào thức ăn, đồ chơi của trẻ hay bề mặt trẻ thường tiếp xúc.

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm khuẩn HP theo độ tuổi

Vi khuẩn HP có thể tấn công trẻ em ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, biểu hiện nhiễm vi khuẩn HP của trẻ sơ sinh, trẻ mẫu giáo, trẻ vị thành niên lại có những điểm khác biệt.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhũ nhi

Giai đoạn này, bạn sẽ rất khó phát hiện trẻ bị nhiễm khuẩn HP. Bởi lẽ những triệu chứng cho biết con khó chịu chỉ được thể hiện qua tiếng khóc. Dưới đây là một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận biết:

Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo và tiểu học

Dưới đây là một số dấu hiệu nhiễm khuẩn HP điển hình ở trẻ em dưới 12 tuổi:

Trẻ vị thành niên

Ở độ tuổi này, các triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP rất dễ nhận thấy:

Ngoài ra, trong một số trường hợp nặng, bé có thể nôn ra máu hoặc đi tiêu phân đen.

Trẻ bị nhiễm khuẩn HP có thể bị thiếu máu trầm trọng, ăn kém, cơ thể suy nhược, chậm phát triển. Một số trường hợp còn có thể bị loét dạ dày gây chảy máu, thủng dạ dày, tiêu chảy, đau bụng liên tục, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch… Do đó, nếu thấy trẻ có các triệu chứng kể trên, bạn cần đưa trẻ đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Điều trị cho trẻ bị nhiễm khuẩn HP

Nhiều bậc phụ huynh lo sợ vi khuẩn HP sẽ gây viêm loét, ung thư dạ dày nên khi thấy trẻ bị nhiễm liền yêu cầu bác sĩ điều trị ngay. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, dù điều trị tận gốc thì nguy cơ tái nhiễm vẫn rất cao do trẻ chưa tự ý thức được vấn đề giữ vệ sinh khi ăn uống, sinh hoạt. Không những vậy, việc điều trị còn thể gây hại đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ. Rất nhiều trẻ sau khi dùng kháng sinh điều trị lại có triệu chứng biếng ăn, tiêu hóa kém, chậm lớn, quấy khóc.

Do đó, nếu trẻ bị nhiễm HP chưa có triệu chứng thì chưa cần phải điều trị. Thậm chí, một số nghiên cứu còn cho thấy loại vi khuẩn này không hẳn có hại hoàn toàn. Nếu không gây ra triệu chứng gì, sự có mặt của HP sẽ giống như một vi khuẩn cộng sinh, đôi khi đem lại một số tác dụng đối với cơ thể con người.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bạn chỉ nên điều trị loại vi khuẩn này trong các trường hợp sau:

Phòng ngừa trẻ bị nhiễm khuẩn HP

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị nhiễm bệnh vì hệ miễn dịch còn yếu. Bên cạnh đó, bé cũng chưa có ý thức về việc tự bảo vệ bản thân mình. Do đó, việc bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ và những người thân. Để ngăn ngừa tình trạng bé bị nhiễm khuẩn HP, bạn cần:

Lời kết

Việc điểu tri nhiễm khuẩn HP khá phức tạp, đòi hỏi nhiều điều kiện. Chưa kể nguy cơ tái phát cũng không nhỏ. Do đó, trước khi trẻ bị nhiễm khuẩn HP, bố mẹ hãy chủ động phòng bệnh cho bé. Phòng ngừa tốt giúp giảm tỷ lệ mắc rất nhiều. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh,

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version