Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột là gì?
Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột khi còn nhỏ hầu như là điều không thể tránh khỏi. Bệnh có khả năng lây chủ yếu qua đường ăn uống. Trẻ bị bệnh khi ăn phải thực phẩm hoặc uống nước chứa sinh vật gây bệnh. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là những cơn tiêu chảy cấp tính dạng phân nước hoặc nhầy nhớt liên tục trong một vài ngày. Cũng có khi bệnh biểu hiện như triệu chứng bệnh kiết lỵ. Thông thường, cơ thể bé có đủ khả năng để đào thải vi khuẩn gây bệnh ra khỏi cơ thể. Một số trường hợp nặng phải đến bệnh viện. Vậy bố mẹ cần làm gì khi trẻ bị nhiễm trùng đường ruột? Mời các bạn khám phá qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng đường ruột
Nguyên nhân phổ biến nhất gây nhiễm trùng đường ruột là mầm bệnh xâm nhập qua miệng. Các nguyên nhân khác, như tiếp xúc với nước bị ô nhiễm và vệ sinh kém cũng có thể gây nhiễm trùng đường ruột.
Các mầm bệnh từ bên ngoài đi vào cơ thể và gây kích thích các mô trong đường tiêu hóa. Đường tiêu hóa có thể trở nên viêm nhiễm và đau.
Tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng đường ruột. Vì vậy bạn nên uống nước đã đun sôi hoặc tiệt trùng kỹ.
Vệ sinh kém. Điều này cũng có thể gây lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng đường ruột. Bé phải rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Nguy cơ mắc phải
Nhiễm trùng đường ruột là tình trạng rất phổ biến, đặc biệt là ở các khu vực đang phát triển trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính khoảng 2 triệu trẻ bị nhiễm trùng đường ruột chết trên toàn thế giới chết mỗi năm. Trẻ em, người cao tuổi, và những người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ mắc nhiễm trùng đường ruột. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể quản lý được bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng đường ruột
Nhiễm siêu vi đường hô hấp
Mầm bệnh vi rút gây bệnh nhiễm trùng đường ruột có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể. Bé có thể bị nhiễm trùng xoang mũi, sổ mũi hoặc ho khi tình trạng nhiễm trùng xảy ra.
Đau bụng
Khi nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, bé thường thấy đau hoặc chướng vùng bụng. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau này sẽ phụ thuộc vào vị trí và nguyên nhân gây nhiễm trùng.
Tiêu chảy
Khi mầm bệnh di chuyển ra xa hơn trong đường tiêu hóa, chúng có thể gây tiêu chảy. Trẻ cũng có thể bắt đầu bị tiêu chảy khi bị mất nhiều nước.
Rối loạn giấc ngủ
Khó chịu liên quan đến nhiễm trùng đường ruột sẽ khiến bé khó ngủ. Đây cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy gan đang làm việc quá sức vì đang cố gắng loại trừ các tác nhân gây nhiễm trùng.
Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột có thể gặp phải các vấn đề khác như:
- Chán ăn
- Buồn nôn
- Co thắt
- Hội chứng ruột kích thích
- Trầm cảm
- Nghiến răng
- Nhức đầu
- Bỏng da
Điều trị cho trẻ bị nhiễm trùng đường ruột
Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường ruột không cần điều trị và sẽ tự khỏi. Những người bị tiêu chảy và có các dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột khác nên nói chuyện với bác sĩ nếu các triệu chứng không rõ ràng trong một vài ngày.
Trong hầu hết các trường hợp, trẻ có thể ở nhà và duy trì một chế độ tương đối bình thường. Một số trẻ đôi khi cần phải được chăm sóc đặc biệt. Trong khi hồi phục, trẻ phải chắc chắn uống nhiều nước để tránh mất nước. Các bác sĩ khuyên bạn tránh dùng thuốc chống tiêu chảy cho bé vì nó có thể giữ cho các tác nhân gây bệnh ở trong cơ thể lâu hơn.
Các trường hợp nhiễm khuẩn đường ruột nặng hơn đôi khi cần phải nằm viện. Tì vậy trẻ có thể phải truyền dịch tĩnh mạch, kháng sinh hoặc dùng các phương pháp điều trị khác. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sẽ cảm thấy tốt hơn trong vòng vài ngày đến một tuần. Mặc dù có thể mất vài tuần trước khi hệ thống đường ruột, dạ dày hồi phục hoàn toàn.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
- Thường xuyên thay đổi món ăn để hợp với khẩu vị của trẻ
- Nấu các món ăn mềm, dễ tiêu hóa, hấp thu, giàu dinh dưỡng: cháo, súp, sữa, nước trái cây.
- Bổ sung thêm men tiêu hóa từ thực phẩm: giá đỗ, các hạt nảy mầm để tăng thêm năng lượng, hóa lỏng thức ăn.
- Cho trẻ uống thêm nhiều nước: nước hoa quả tươi, bù nước nước và điện giải: oresol pha đúng cách.
- Trẻ còn bú mẹ: tăng thêm bữa bú và thời gian bú. Trẻ không bú được vắt sữa mẹ cho ăn bằng thìa.
- Khi khỏi ốm cho trẻ ăn tăng thêm bữa và ăn như bình thường.
Những loại thực phẩm nên dùng khi trẻ mắc bệnh nhiễm khuẩn là: gạo, khoai tây, các loại rau quả có màu vàng và đỏ, xanh thẫm, giá đỗ xanh; thịt gà, bò, thịt thăn lợn, trứng, sữa; Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ lợn; Các loại quả tươi: cam, bưởi, chuối, xoài, đu đủ, nước dừa…
Những thực phẩm cần tránh là các thức ăn thô nhiều chất xơ như: ngô hạt, đậu đỗ nguyên hạt, rau cần, rau bí, măng… Nước ngọt có ga, tránh ăn đồ lạnh khi trẻ bị viêm họng: kem, thức ăn quá nguội lạnh.
Phòng ngừa trẻ bị nhiễm trùng đường ruột
Để phòng bệnh, cần ăn chín, uống sôi, nấu chín kỹ các thức ăn có nguồn gốc từ gia cầm, gia súc;
Chỉ uống sữa đã tiệt khuẩn, tránh để thức ăn bị nhiễm khuẩn lại sau khi đã nấu chín.
Khi vật nuôi bị ốm vì bất cứ nguyên nhân gì cũng không nên cho trẻ ôm ấp, gần gũi chúng.
Nên thực hiện nghiêm yêu cầu bàn tay sạch, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh bằng xà phòng tiệt khuẩn. Nếu có người bị nhiễm bệnh, cần đưa đến các cơ sở y tế, tránh tự ý dùng kháng sinh mà chỉ dùng khi có chỉ định của thầy thuốc.
Lời kết
Trẻ bị nhiễm trùng đường ruột cần chăm sóc đúng cách mới có thể nhanh chóng khỏi bệnh. Cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bé. Đảm bảo môi trường sống cho bé thật sạch sẽ. Tập cho bé những thói quen phòng ngừa vi khuẩn tấn công. Và cuối cùng là hãy cho bé uống nhiều nước. Chúc cả gia đình luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ bị nổi mụn nước có sao không? – Những điều phụ huynh cần biết
- Trẻ bị viêm nang lông có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ bị tóc bạc sớm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ bị ngộ độc chì là gì? – Những điều bố mẹ không nên bỏ qua
Nguồn: Tham khảo