Site icon Medplus.vn

Trẻ bị nhiễm trùng máu có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ bị nhiễm trùng máu có sao không?

Trẻ bị nhiễm trùng máu là một biến chứng phức tạp của tình trạng nhiễm khuẩn. Cần lưu ý rằng nhiễm trùng máu không phải ung thư. Đây là căn bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của trẻ. Chúng sản sinh ra những độc tố khiến trẻ bị nhiễm độc. Nhiều trường hợp được ghi nhận trẻ bị nhiễm trùng máu đã tử vong trong thời gian ngắn. Vì vậy, nhiễm trùng máu đặc biệt nguy hiểm, nhất là đối với trẻ nhỏ. Việc nhận biết sớm các triệu chứng và xử lý kịp thời là rất quan trọng. Tất cả sẽ được đề cập qua bài viết dưới đây.

Bố mẹ cần đặc biệt quan tâm khi bé có những vết thương ngoài da. Càng chú ý khi những vế thương này rất lâu khỏi kèm sốt. Những dấu hiệu này có thể cảnh báo sớm cho trẻ bị nhiễm trùng máu.

Trẻ bị nhiễm trùng máu có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiễm trùng máu

Nhiễm trùng huyết có thể gặp ở mọi trẻ em. Tuy nhiên những trẻ bị các bệnh dưới đây sẽ có nguy cơ cao hơn:

Nguyên nhân của bệnh này thường do các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, E.coli, Klebsiella, Pseudomonas… Nguy cơ mắc bệnh thường gặp nhiều ở trẻ chưa được tiêm chủng ngừa, suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị suy giảm miễn dịch, đang điều trị corticoid, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh…

Đây là một rối loạn cực kỳ phức tạp liên quan đến sự hoạt hóa của rất nhiều cơ chế khác nhau, nhưng chồng chéo và tương tác với nhau trong cơ thể khi nhiễm bệnh, như các hệ thống gây viêm, chống viêm, đông máu và hệ thống khác.

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng máu

Dấu hiệu trẻ bị nhiễm trùng máu

Trẻ em mắc nhiễm trùng máu thường có những triệu chứng như sau:

Triệu chứng của các trường hợp nhiễm trùng máu nặng:

Điều trị cho trẻ bị nhiễm trùng máu

Điều trị cho trẻ bị nhiễm trùng máu

Khi  bé có dấu hiệu nhiễm trùng máu, bố mẹ phải đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức. TẠi đây, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm để xác định nơi bị nhiễm trùng. Tùy nguyên nhân nhiễm trùng là gì và khả năng đáp ứng với kháng sinh mà thời gian điều trị sẽ khác nhau. Những cách xử lý khi trẻ bị nhiễm trùng thường dựa trên các nguyên tắc sau:

Kiểm soát nhiễm trùng

Loại bỏ sớm tác nhân gây bệnh khỏi cơ thể là ưu tiên đầu tiên trong xử trí nhiễm trùng huyết. Chẳng hạn, cần bắt đầu điều trị kháng sinh tĩnh mạch ngay trong những giờ đầu tiên sau khi nghi ngờ chẩn đoán bệnh và sau khi lấy máu cấy.

Can thiệp thủ thuật nhằm loại bỏ các nguồn gốc nhiễm trùng. Ngay sau khi có được thông tin chính xác về vi khuẩn gây bệnh, cần điều chỉnh kháng sinh theo hướng sử dụng kháng sinh đặc hiệu để diệt chủng vi khuẩn gây bệnh và giảm độc tính do thuốc.

Điều trị hồi sức tích cực

Tăng cường chức năng tim mạch, tuần hoàn ngay trong giai đoạn sớm của của nhiễm trùng huyết sẽ giảm đáng kể tỷ lệ tử vong.

Các phương pháp điều trị bổ sung

Sử dụng phù hợp các loại thuốc chống viêm, chống chảy máu, chống đông máu, nâng huyết áp…

Thời gian điều trị cho trẻ bị nhiễm trùng máu khoảng 7-14 ngày. Nếu đáp ứng tốt, trẻ có thể xuất viện và sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số ít bé không đáp ứng phải được tầm soát thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn và thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn.

Chăm sóc tại nhà cho trẻ bị nhiễm trùng máu

Uống thuốc

Nếu thuốc kháng sinh được kê đơn cho con bạn, hãy cho trẻ uống đến khi hết hoặc bác sĩ yêu cầu bạn dừng lại. Điều quan trọng là phải uống đủ liều kháng sinh dù trẻ đã cảm thấy khỏe hơn sau đó. Mục đích của việc này là để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong máu.

Luôn luôn làm theo hướng dẫn của bác sĩ khi cho con bạn uống bất kỳ loại thuốc nào. Sử dụng acetaminophen cho trẻ khi bị sốt. Cho trẻ uống đúng liều theo chỉ dẫn. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ.

Theo dõi chăm sóc

Bạn sẽ được thông báo nếu cần thay đổi kháng sinh điều trị cho trẻ dựa trên kết quả cấy máu.

Cho trẻ uống nhiều nước (sữa, nước trái cây..), mặc dù trẻ có thể không muốn uống vì cảm thấy mệt.

Bổ sung đầy đủ thực phẩm dinh dưỡng, không cần kiêng cử nếu như trẻ không dị ứng với loại thức ăn đó. Vì trong thời gian bệnh, trẻ rất cần bổ sung thêm năng lượng.

Phòng ngừa trẻ bị nhiễm trùng máu như thế nào?

Lưu ý quan trọng là rửa tay kỹ bằng xà phòng thường xuyên. Nhất là trước và sau khi chăm sóc con bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên hướng dẫn trẻ tự thực hành rửa tay để tránh lây nhiễm.

Cho trẻ đi tiêm chủng lịch định kì. Tiêm vaccine đầy đủ giúp ngăn ngừa vi khuẩn và vi-rút gây nhiễm trùng có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết.

Làm sạch bất kỳ vết cắt hoặc vết trầy xước. Bạn hãy theo dõi chặt chẽ để chắc chắn rằng vết thương đang có xu hướng lành tốt.

Lời kết

Trẻ bị nhiễm trùng máu rất nguy hiểm, có thể cướp đi mạng sống của trẻ. Bố mẹ cần đặc biệt quan tâm khi bé có những vết thương ngoài da. Càng chú ý khi những vế thương này rất lâu khỏi kèm sốt. Những dấu hiệu này có thể cảnh báo sớm cho trẻ bị nhiễm trùng máu. Càng phát hiện sớm, tỷ lệ chữa khỏi cho bé càng cao, ít nguy cơ tử vong. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version