Site icon Medplus.vn

Trẻ bị nhiệt miệng có sao không? – Những điều phụ huynh cần biết

Trẻ bị nhiệt miệng có sao không?

Trẻ bị nhiệt miệng là hiện tượng không hiếm mà trái lại còn rất phổ biến. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà người lớn cũng rất hay gặp. Nhiệt miệng gây tổn thương ở niêm mạc miệng, thường là ở nướu, má trong và môi. Bé bị nhiệt miệng gặp rất nhiều khó khi khi ăn uống và thường xuyên đau buốt. Nhiệt miệng tuy không ảnh hưởng tính mạng nhưng gây phiền phức cho trẻ, khiến trẻ bỏ ăn. Vì vậy, việc phát hiện sớm và điều trị cho trẻ là vô cùng cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp phụ huynh tìm hiểu dấu hiệu và cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng.

Trẻ bị nhiệt miệng cần nhất là giảm triệu chứng đau cho bé. Nếu chăm sóc tốt, nhiệt miệng sẽ tự mất sau khoảng 1 tuần.

Trẻ bị nhiệt miệng có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng là một loại bệnh trẻ em rất phổ biến. Những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:

Những triệu chứng thường gặp ở trẻ bị nhiệt miệng

Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn cho vết loét.

Thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp:

Cách chăm sóc cho trẻ bị nhiệt miệng

Cách chăm sóc cho trẻ bị nhiệt miệng

Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách chữa nhiệt miệng sau đây để giúp con dễ chịu hơn.

Dùng thuốc

Một số loại thuốc và gel trị nhiệt miệng được bày bán nhiều ở các tiệm thuốc tây. Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu bé dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.

Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng

Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.

Dùng bàn chải mềm 

Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.

Ăn thức ăn dạng lỏng 

Bị nhiệt miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ ăn hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Uống nhiều nước 

Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ lượng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.

Những liệu pháp thân thiện giúp giảm đau cho trẻ bị nhiệt miệng

Mật ong

Củ nghệ có tính chống viêm, khử trùng, kháng khuẩn làm xúc tiến quá trình chữa bệnh.

Hòa hỗn hợp nghệ và mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng của con không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp cho vết loét lành lại nhanh hơn.

Công thức này không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Dừa

Dầu, nước hoặc sữa trong dừa – cả ba loại này đều có thể được sử dụng để điều trị loét miệng cho trẻ sơ sinh. Vì thế, hãy cung cấp nước dừa nếu bé bị nhiệt miệng.

Theo đó, thay vì nước thường, hãy dùng một chút nước sữa dừa để cho con súc miệng sẽ giúp làm dịu những vết loét. Với trẻ nhỏ hơn, có thể dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết loét.

Sữa bơ

Bơ sữa chứa axit lactic, giúp hạn chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, sử dụng sữa bơ như là một loại “thuốc sát khuẩn” cho trẻ bị nhiệt miệng.

Đối với trẻ sơ sinh trên 8 tháng tuổi và trẻ mới biết đi có thể dùng sữa bơ hàng ngày.

Cam thảo

Cho một chút cam thảo vào nồi nước và đun sôi lên để tinh chất trong cam thảo thục ra nước. Sau đó lấy nước cho con uống 4-5 lần/ ngày để đem lại hiệu quả cao nhất.

Mẹ cũng có thể làm hỗn hợp bột cam thảo với mật ong và bôi trực tiếp vào vết thương của con.

Những thực phẩm tốt cho trẻ bị nhiệt miệng

Củ cải

Củ cải có thể ép lấy nước uống hàng ngày. Nếu như mùi khó uống thì mẹ có thể đem củ cải nấu canh ăn để giải nhiệt.

Rau diếp cá, rau mã đề, rau má

Những loại rau này có tác dụng giải nhiệt, giải độc cực kỳ tốt. Các mẹ có thể nấu nước rồi cho bé uống hàng ngày hoặc nấu canh cũng được.

Rau ngót, rau mồng tơi

Rau ngót, mồng tơi là những loại rau có tính mát, có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Các mẹ có thể nấu canh rau ngót, mồng tơi với tôm băm, thịt bằm vừa có vị ngọt lại có tác dụng giải nhiệt hiệu quả.

Thịt vịt

Thịt vịt được xem là một loại thực phẩm có tính mát, giúp hạ nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên các bạn không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng.

Nước uống

Uống nhiều nước trong thời gian trẻ bị nhiệt miệng là phương pháp tốt nhất. Bởi vì mất nước càng làm cho tình trạng lở miệng của trẻ thêm nghiêm trọng hơn.

Chắc chắn bé sẽ không muốn uống nước vì nó có thể làm cho những vết thương bên trong bị đau, nhưng bố mẹ cố gắng thuyết phục bé.

Nước cà chua ép sẽ giúp cho những đốm trắng bên trong khoang miệng nhanh lành. Nước cà chua các mẹ không cần nấu chính, chỉ cần ép tươi, cho thêm ít đường cho dễ uống là được.

Lời kết

Trẻ bị nhiệt miệng cần nhất là giảm triệu chứng đau cho bé. Nếu chăm sóc tốt, nhiệt miệng sẽ tự mất sau khoảng 1 tuần.  Hy vọng bài viết đã cung cấp đủ những thông tin cần thiết cho bạn đọc. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version