Site icon Medplus.vn

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn là gì?

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn là kết quả của việc táo bón kéo dài. Khi trẻ bị bón, phân tồn đọng lâu ngày trong trực tràng sẽ to ra và rất cứng do nước bị tái hấp thụ hết. Khi đi ngoài, trẻ phải ra sức rặn để tống phân ra ngoài. Hành động này lặp lại nhiều lần sẽ khiến hậu môn bị nứt hoặc rách. Nứt kẽ hậu môn khiến trẻ đau rát khó chịu, đặc biệt sau mỗi lần đi ngoài. Trẻ sẽ dần cảm thấy sợ đi ngoài và táo bón cũng nhớ đó mà càng nặng hơn. Ngoài ra, nứt kẽ hậu môn cũng khiến trẻ chảy máu mỗi khi đi ngoài. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân thường gặp của bệnh bao gồm:

Dấu hiệu trẻ bị nứt kẽ hậu môn

Các triệu chứng thường gặp của bệnh nứt hậu môn là:

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Điều trị cho trẻ bị nứt kẽ hậu môn

Chẩn đoán

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán bằng những thông tin thu thập được từ việc khám hậu môn và quan sát khe nứt. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ khám trực tràng bằng cách đưa một ngón tay đeo găng vào ống hậu môn hoặc sử dụng một ống ngắn có đèn soi để kiểm tra ống hậu môn.

Trong khi khám, bác sĩ cũng có thể tìm hiểu xem có bệnh nào khác gây ra nứt hậu môn như bệnh Crohn hoặc viêm ruột cũng như làm các xét nghiệm.

Nội soi đại tràng sigma là phương pháp thích hợp cho trẻ nhỏ. Phương pháp này không gây đau đớn nhưng có thể hơi khó chịu.

Điều trị

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn thường là cấp tính và có thể tự lành trong vòng một vài tuần khi thay đổi thói quen ăn uống, chẳng hạn như tăng tiêu thụ các chất xơ và uống nhiều nước sẽ giúp làm mềm phân. Nếu các triệu chứng vẫn tồn tại, bé có thể sẽ cần phải tiếp tục điều trị bằng những cách sau:

Chăm sóc trẻ bị nứt kẽ hậu môn

Bạn sẽ có thể giúp bé kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

Cách hiệu quả nhất phòng ngừa nứt hậu môn tái phát là ngăn ngừa táo bón. Ngoài những bệnh lý đặc biệt, nguyên nhân gây táo bón chủ yếu là chế độ ăn ít chất xơ và ít uống nước, vận động. Bạn hoàn toàn có khả năng chữa khỏi táo bón cho bé bằng cách thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt khoa học. Ngoài ra, tập thói quen đi tiêu vào cùng một khoảng thời gian trong ngày cũng rất hữu hiệu trong việc phòng tránh táo bón.

Lời kết

Trẻ bị nứt kẽ hậu môn kéo dài có thể trở nên mạn tính. Khi này việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Hãy lưu ý nếu con bạn có biểu hiện táo bón kéo dài hoặc sợ đi ngoài. Nếu trẻ đi ngoài có máu tươi, hãy đưa bé đi khám ngay lập tức. Chúc cả nhà khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version