Site icon Medplus.vn

Trẻ bị ợ nóng có sao không? – Những điều phụ huynh cần biết

Trẻ bị ở nóng có sao không?

Trẻ bị ợ nóng là một dạng của tình trạng trào ngược acid từ dạ dày. Ở nóng xảy ra nhiều hơn ở người lớn sau khi ăn thức ăn cay nóng. Nó cũng khá phổ biến ở trẻ em và thường kèm theo triệu chứng nóng rát ở ngực. Theo thống kê, có khoảng 2% trẻ từ 3-9 tuổi và 5% trẻ từ 10-17 tuổi  bị ở nóng. Bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng cũng không phải là bệnh có thể tự khỏi hoặc tự điều trị. Bố mẹ cần biết cách nhận biết các dấu hiệu của chứng ợ nóng ở trẻ. Từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ợ nóng

Chứng ợ nóng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là dấu hiệu của trào ngược acid (GER). Tình trạng này xảy ra khi acid của dạ dày trào ngược lên thực quản. Đây là một đường ống nối giữa miệng và dạ dày. Bình thường cơ thắt dưới của thực quản sẽ giữ cho acid trong dạ dày không bị trào ngược lên thực quản. Nhưng nếu cơ này bị giãn quá nhiều dẫn đến mất đồng bộ giữa đóng – mở cơ thắt dưới của thực quản và sự co bóp của dạ dày, tạo điều kiện cho các axit của dạ dày có thể trào lên và kích thích niêm mạc thực quản. Hậu quả, dẫn đến ợ nóng và các triệu chứng khác.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), cũng là một dạng của GER nhưng nghiêm trọng hơn. Nó chỉ ảnh hưởng đến hơn 1% trẻ sơ sinh. Trẻ bị nhỏ nước dãi nhiều hơn bình thường và diễn ra thường xuyên. Trẻ cảm thấy khó chịu khi bị ợ nóng, quấy khóc trong khi cho ăn.

Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân gây ợ nóng thường do đường tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ. Ở trẻ lớn hơn, yếu tố nguy cơ bao gồm thừa cân, tiếp xúc với khói thuốc và ăn một số loại thực phẩm nhất định (ví dụ, thực phẩm cay).

Dấu hiệu trẻ bị ợ nóng

Nếu nguyên nhân gây ợ nóng là bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ cũng có thể gặp các triệu chứng khác, như:

Hãy nhớ rằng những triệu chứng này có thể bắt gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, vì vậy có thể không nhất thiết là dấu hiệu của GER hoặc GERD.

Ngoài cảm thấy khó chịu, trẻ sơ sinh bị ợ nóng có thể không tăng cân theo đúng lứa tuổi. Các vết loét có thể hình thành trong thực quản do acid bị trào ngược liên tục, do đó, nếu không được điều trị, GERD có thể dẫn đến hẹp thực quản hoặc xuất hiện các tế bào bất thường trong niêm mạc thực quản, các vấn đề về hô hấp và ăn uống.

Chẩn đoán trẻ bị ợ nóng

Do trẻ em và trẻ sơ sinh rất khó có thể diễn đạt được các triệu chứng nên bác sĩ cũng gặp khó khăn trong quá trình chẩn đoán.

Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào của ợ nóng hoặc GERD, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám với bác sĩ nhi khoa chuyên khoa tiêu hóa. Bác sĩ sẽ khám trẻ và hỏi bố mẹ về các triệu chứng của trẻ ở nhà như thế nào. Các xét nghiệm về chứng ợ nóng do GERD gây ra bao gồm:

Chụp X quang đường tiêu hóa trên (Upper GI series)

Sau khi trẻ uống một loại dung dịch có chứa chất cản quang (barium) và sau đó kỹ thuật viên sẽ sử dụng tia X để chụp hình ảnh của thực quản, dạ dày và một phần của ruột.

Nội soi

Trong kỹ thuật này, trẻ sẽ được gây mê để bác sĩ đưa ống nội soi có gắn một camera đi qua miệng vào thực quản và dạ dày. Thiết bị này cho phép bác sĩ xem trực tiếp đường tiêu hóa trên và lấy mẫu mô để sinh thiết.

Theo dõi độ pH thực quản

Trong kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một ống mềm mỏng đi từ mũi của trẻ vào thực quản để kiểm tra nồng độ axit trong thực quản.

Chụp rửa dạ dày (Gastric emptying study)

Sau khi trẻ uống sữa có chứa một loại chất phóng xạ đặc biệt, bác sĩ tiến hành quét dạ dày để theo dõi chuyển động của thức ăn khi đi qua dạ dày diễn ra như thế nào.

Điều trị trẻ bị ợ nóng

Điều trị sẽ phụ thuộc vào tuổi của trẻ và nguyên nhân gây ợ nóng. Mặc dù một vài trường hợp các triệu chứng ợ nóng có thể tự cải thiện khi trẻ đến sinh nhật đầu tiên. Nhưng một số trường hợp khác thì khó điều trị hơn. Các nghiên cứu đã xem xét một số phương pháp để làm giảm ợ nóng tại nhà. Nhưng hầu hết đều không hiệu quả như:

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị hiệu quả cho chứng ợ nóng. Tuy nhiên, không nên xem là biện pháp điều trị đầu tiên để thực hiện. Thuốc điều trị chứng ợ nóng bao gồm:

Cả hai loại thuốc này đều làm giảm lượng axit dạ dày, do đó có ít axit để trảo ngược lên thực quản.

Bạn cũng có thể thử các phương pháp này để giúp giảm chứng ợ nóng thường xuyên ở trẻ:

Nếu thực hiện các biện pháp trên mà triệu chứng vẫn không thuyên giảm thì trẻ nên sử dụng thuốc. Trong một số trường hợp hiếm hơn, trẻ có thể cần phải phẫu thuật bằng phương pháp khâu xếp nếp đáy vị vào thực quản.

Lời kết

Trẻ bị ợ nóng là hiện tượng không xảy ra thường xuyên. Tuy nhiên bố mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu trẻ có những biểu hiện trên. Trước hết hãy xem lại các thực phẩm, thức uống trẻ ăn. Nếu đã loại bỏ những thức ăn có khả năng gây ợ nóng nhưng bệnh vẫn diễn ra thì hãy đưa trẻ đến bệnh viện. Chúc cả nhà khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version