Site icon Medplus.vn

Trẻ bị rách giác mạc có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ bị rách giác mạc là gì?

Trẻ bị rách giác mạc là hiện tượng thường thấy do trẻ hay dụi tay lên mắt. Giác mạc là bộ phận trong suốt ngoài cùng của mắt có nhiệm vụ bảo vệ nhãn cầu. Giác mạc cùng với thủy tinh thể và đồng tử hội tụ ánh sáng giúp mắt nhìn được. Vì là lớp nằm ngoài cùng nên giác mạc rất dễ bị tổn thương. Các tổn thương này thường đến từ cát, bụi bay vào mắt, hoặc do va chạm mạnh mà làm xước, rách giác mạc. Tình trạng này nếu không điều trị kịp thời có thể gây loét hoặc sẹo giác mạc, nghiêm trọng hơn là giảm thị lực vĩnh viễn. Vậy làm thế nào để phát hiện con bạn có bị rách giác mạc hay không? Mời xem qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị rách giác mạc

Rách giác mạc hầu hết được gây ra do dị vật bám vào và gây nên các vết trầy xước. Trẻ nhỏ có thể bị rách giác mạc do:

Dấu hiệu trẻ bị rách giác mạc

Điều trị cho trẻ bị rách giác mạc

Sau khi xác định được tổn thương giác mạc và loại bỏ dị vật, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án điều trị thích hợp.

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn cho bé với các thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ thuộc nhóm kháng sinh để phòng tránh nhiễm khuẩn mắt. Mắt tổn thương có thể được băng kín để tránh sự kích thích từ ánh sáng.

Một vết rách giác mạc nhỏ cần 1 đến 3 ngày để khỏi. Các tổn thương lớn hơn thì cần nhiều thời gian hơn để hồi phục.

Trong quá trình điều trị, cần lưu ý các điểm sau:

Một vết rách giác mạc nông và nhỏ có thể hồi phục hoàn toàn mà không ảnh hưởng đến thị lực. Nhưng những vết rách sâu có thể gây biến chứng nhiễm trùng, để lại sẹo và nhiều vấn đề khác. Nếu không được sơ cứu và điều trị đúng đắn, trẻcó thể mất thị lực vĩnh viễn. Bất cứ một triệu chứng bất thường nào, bao gồm cả xuất hiện triệu chứng đau mắt trở lại sau điều trị cũng cần đến gặp bác sĩ.

Phòng ngừa trẻ bị rách giác mạc

Bố mẹ hãy dạy trẻ không được dùng tay dụi nếu thấy thấy khó chịu ở mắt. Dụi mắt cho cảm giác loại bỏ bụi bẩn nhưng thực tế nó làm tăng nguy cơ rách giác mạch. Thay vào đó, hãy dặn trẻ thực hiện các cách sau để bảo vệ giác mạc:

Nếu sau khi sơ cứu mắt đã đỡ cộm, đỡ đau thì tra ngay thuốc mỡ dành cho mắt sau đó băng kín mắt lại. Mục đích của việc dùng kháng sinh mỡ để làm liền vết xước giác mạc, thuốc không bị trôi đi. Nếu bị xước nhẹ, chỉ cần băng mắt một đêm, sáng hôm sau mắt đã dễ chịu hơn.

Tuy nhiên nếu tra thuốc mỡ, băng mắt lại mà không thấy dịu hơn, mắt vẫn khó mở, đau rát, chảy nước mắt giàn giụa, nhạy cảm với ánh sáng, đau chói thì phải đến các cơ sở y tế khám. Vì khi đó, thương tổn có thể không chỉ là xước giác mạc mà còn có chấn thương sâu, nặng hơn.

Lời kết

Trẻ bị rách giác mạc đặc biệt nghiêm trọng nếu không được chữa trị kịp thời. Vết rách có thể lan rộng và ăn sâu theo thời gian.  Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực của trẻ sau nè. Bố mẹ cần để ý nếu thấy trẻ dụi mắt thường xuyên. Tập cho trẻ không dụi mắt nữa mà tahy vào đó là rửa bằng nước sạch. Cần lưu ý là rửa tay bằng xà phòng trước khi đưa tay lên mắt. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version