Site icon Medplus.vn

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ có sao không? – Những điều phụ huynh cần biết

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ có sao không?

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ là khi trẻ ngủ quá nhiều, bị mất ngủ, ngủ không yên. Giấc ngủ bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy sức khỏe khác. Trẻ bị mất ngủ sẽ biếng ăn, mệt mỏi và chậm phát triển. Đôi khi, phụ huynh không nhận ra con mình đang bị rối loạn giấc ngủ. Vì tình trạng này phần lớn hay xảy ra ở người cao tuổi hoặc người chịu nhiều áp lực. Vì thế, việc phát hiện ra trẻ đang bị rối loạn giấc ngủ là rất quan trọng. Điều đó không những giúp cho việc chữa trị kịp thời mà còn tránh ảnh hưởng đến thể chất và tâm lý của bé. Mời các bạn xem qua bài viết dưới đây.

Tạo điều kiện giúp trẻ ngủ ngon sẽ giảm đáng kể tình trạng rối loạn giấc ngủ ở trẻ. Không cho bé thức khuya hoặc xem tivi quá nhiều trước khi ngủ. Nếu tình trạng năng hãy đưa bé đến gặp chuyên gia tâm lý.

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị rối loạn giấc ngủ

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mắc tình trạng rối loạn giấc ngủ, sau đây là một số nguyên nhân chính:

Các dấu hiệu khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Các dấu hiệu khi trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Chứng hoảng loạn đêm

Cơn hoảng loạn đêm thường gặp ở trẻ nhỏ  từ 1-8 tuổi. Khi bắt đầu giấc ngủ, chúng thường có biểu hiện chung như:

Ác mộng

Hầu như tất cả các bé đều gặp ít nhất 1 lần ác mộng trong giấc ngủ của những năm tháng đầu đời do những khó khăn, các vấn đề các bé gặp phải thường ngày. Tình trạng này không quá lo ngại vì nó sẽ được giảm dần khi bé lên 6 tuổi.

Hội chứng ngưng thở

Hội chứng này thường gặp ở trẻ em bị béo phì, hầu họng hẹp, có vấn đề về trí não, thần kinh… Hoặc có thể do trẻ thiếu oxy lúc ngủ. Các bé bị hội chứng này thường mệt mỏi, khó tập trung, tinh thần không tỉnh táo. Những trường hợp này nên cho trẻ đi khám và cần được bác sĩ can thiệp càng sớm càng tốt.

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ do cơn miên hành

Là những hành động trẻ thực hiện khi ngủ đột nhiên choàng tỉnh giấc. Một số trẻ chỉ ngồi giường và nhìn. Một số khác hành động vô thức như đi ra ngoài, mặc quần áo, nấu ăn. Cơn miên hành thường xảy ra khoảng 1-2h sáng sau khi trẻ ngủ. Trẻ vẫn mở mắt nhìn nhưng trẻ vô thức. Cơn này kéo dài khoảng 30 phút hoặc hơn. Sau cơn này trẻ có thể ngủ tiếp và không nhớ gì vào ngày hôm sau.

Có ý kiến cho rằng chứng miên hành là do sự chưa ổn định chu kỳ thức – ngủ của não. Hiếm hơn có thể là do bị bệnh động kinh. Nhiều trẻ tự khỏi khi lớn lên do quá trình phát triển và ổn định của hệ thần kinh trung ương. Một số ít người trưởng thành có thể vẫn bị mắc chứng này khi có sang chấn tâm lý.

Liệt khi ngủ

Nhiều trường hợp bé thức dậy lúc nửa đêm mà không thể cử động được trong vài giây. Đây chỉ là lúc bé nằm ngủ không đúng tư thế mà khó cử động.

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ do mắc chứng lo sợ khi ngủ

Chứng lo sợ khi ngủ thường gặp ở các bé lớn hơn 1 chút, khi trẻ có thể nhận thức, đã đến lớp bởi các bé thường khó ngủ vì có những sợ hãi, mối lo lắng quan tâm, và có những áp lực như sợ cô giáo phạt, sợ bạn bè đùa nghịch bắt nạt. Trong trường hợp này rất cần sự hỗ trợ của cha mẹ, cha mẹ hãy vỗ về, trấn an tinh thần cho bé, hướng dẫn cách đối đầu khó khăn cho trẻ yên tâm và dễ chịu hơn.

Đái dầm

Nếu tình trạng này vẫn còn sau 5 tuổi hoặc đột nhiên con bị đái dầm trở lại, hãy đưa bé đến bệnh viện để xác định nguyên nhân cụ thể. Có thể con bị sang chấn tâm lý khi phải chứng kiến cha mẹ cãi nhau, nhà có em bé mới, thay đổi chỗ ở, bắt đầu đi học hay chuyển lớp, chuyển trường.

Chăm sóc và phòng ngừa trẻ trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Chăm sóc và phòng ngừa trẻ trẻ bị rối loạn giấc ngủ

Trước khi trẻ đi ngủ nên tạo không khí yên tĩnh, êm đềm. Để ánh sáng đèn ngủ mức nhẹ, tắt tivi. Không để trẻ đùa nghịch nhiều. Có thể mở bản nhạc hoặc bài hát âm điệu du dương. Hướng dẫn trẻ tập thư giãn trước khi ngủ bằng cách giãn mềm cơ bắp, hít thở kiểu bụng êm chậm sâu đều.

Gia đình nên có những biện pháp phòng ngừa tổn thương có thể xảy ra với trẻ như:

Khi trẻ bị cơn miên hành hoặc hoảng sợ nên an ủi, dỗ dành, nhẹ nhàng đặt trẻ vào giường.

Nếu trẻ bị rối loạn ngủ thường xuyên, cha mẹ nên ghi chép thời gian trẻ bị cơn trong 7 đêm liên tục. Sau đó, chủ động đánh thức trẻ tỉnh dậy trong vòng 5 phút trước cơn vẫn thường bị 15 phút rồi mới cho trẻ ngủ tiếp. Nếu xác định có sang chấn tâm lý thì bản thân trẻ và gia đình cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần.

Một số trẻ có thể phải điều trị bằng thuốc như valium, clonazepam để làm giảm tần suất cơn.

Lời kết

Trẻ bị rối loạn giấc ngủ dù không quá nguy hiểm nhưng nhìn nhìn chung có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Giấc ngủ đối với mọi người đều rất quan trọng. Trẻ nhỏ càng phải ngủ đúng và đủ giấc để cơ thể phát triển toàn diện. Bố mẹ hãy luôn chú ý đến giấc ngủ của bé nhé. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version