Site icon Medplus.vn

Trẻ bị rối loạn tiền đình là gì? – Những điều phụ huynh cần biết

Trẻ bị rối loạn tiền đình là gì?

Trẻ bị rối loạn tiền đình có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Vùng tiền đình (hệ thống thần kinh phía sau hai bên ốc tai có nhiệm vụ duy trì tư thế, giữ cân bằng cơ thể) bị tổn thương, gây ra trạng thái mất cân bằng và chóng mặt khi đi lại. Dù có thể chữa khỏi như bệnh vẫn có khả năng tái phát cao. Có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình nhưng căng thẳng là nguyên nhân chủ yếu ở trẻ nhỏ. Lý do là trẻ em ngày nay thường xuyên phải sống trong áp lực cao về học tập. Vậy dấu hiệu hiệu trẻ bị rối loạn tiền đình là gì? Bệnh được chữa như thế nào? Cùng xem qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiền đình

Để điều trị rối loạn tiền đình một cách triệt để, trước tiên cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo đó, những nguyên nhân phổ biến dẫn tới rối loạn tiền đình là:

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiền đình

Biểu hiện đặc trưng nhất của rối loạn tiền đình chính là:

Các dấ hiệu trên cho thấy có thể trẻ bị rối loạn tiền đình. Cần đưa bé đi khám ngay khi có thể. Bác sĩ sẽ thực hiện đo điện não đồ, lưu huyết não hoặc các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ,… Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phương án trị rối loạn tiền đình tốt nhất cho trẻ.

Trẻ bị rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày rồi hết nhưng cũng có thể kéo dài, tái phát nhiều lần. Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bé. Nó còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong cơn bệnh, nếu trẻ cố gắng đi lại thì có thể bị ngã, gây chấn thương trầy xước da hay thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não (do đập đầu vào vật cứng/nền đất cứng),… Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, bố mẹ nên cho trẻ thực hiện điều trị rối loạn tiền đình tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ

Điều trị cho trẻ bị rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi nếu bố mẹ cho trẻ thực hiện điều trị đúng, tích cực. Điều này còn giúp giảm khả năng tái phát nguy cơ gây biến chứng. Bố mẹ  không nên tự mua thuốc để điều trị cho bé. Có nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, trẻ cần có sự tư vấn của bác sĩ khi trị rối loạn tiền đình.

Ngoài việc dùng thuốc, việc vận động cơ thể cũng rất quan trọng. Cho trẻ  tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ để giúp khí huyết lưu thông, giảm tình trạng thiếu máu lên não.

Đồng thời, trẻ bị rối loạn tiền đình cũng cần được tích cực điều trị các bệnh mãn tính gây bệnh như huyết áp thấp, tăng huyết áp, tăng mỡ máu,… theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Trẻ bệnh bị mỡ máu cần chú ý kiêng một số thực phẩm chứa nhiều chất béo. Tuy nhiên, không kiêng khem thái quá để tránh bị suy dinh dưỡng.

Bố mẹ lưu ý giữ ấm cho trẻ trong những ngày có nhiệt độ thấp, Ngược lại, tạo môi trường thông thoáng, mát mẻ khi vào hè. Trẻ nên vận động cơ thể thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút. Tránh để trẻ ngồi quá lâu ở một vị trí mà không thay đổi tư thế.

Lời kết

Trẻ bị rối loạn tiền đình tuy nguy hiểm nhưng nếu được chăm sóc tích cực vẫn được cải thiện đáng kể. Quan trọng nhất, bố mẹ hãy dặn trẻ nên ngồi xuống nếu cảm thấy chóng mặt. Việc đi lại khi bệnh bộc phát là rất nguy hiểm. Sau đó nói lại với bố mẹ để được theo dõi hoặc đi khám. Chúc bé và gia đình luôn khỏ mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version