Site icon Medplus.vn

Trẻ bị sinh non và nguyên nhân từ đâu

Trẻ bị sinh non và nguyên nhân từ đâu
Trẻ bị sinh non và nguyên nhân từ đâu

Trẻ như thế nào thì được gọi là bị sinh non?

Theo quy định những trẻ có cân nặng lúc sinh dưới 2.500g là được coi là trẻ sinh sớm. Từ năm 1960 trở đi, định nghĩa đơn giản như vậy được nhận thấy không thật chính xác. Dễ nhầm lẫn với trẻ nhẹ cân, trẻ sinh dinh dưỡng bào thai. Do đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã điều chỉnh định nghĩa. Những trẻ sinh trước tuần thứ 37 (tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối) là trẻ sinh non.

Phân loại trẻ non tháng

Nguyên nhân trẻ bị sinh sớm tháng

Trên 50% các cuộc chuyển dạ sinh non không tìm thấy được nguyên nhân. Nhưng có một số nguyên nhân sinh non thường gặp ở các bà mẹ:

Do thai

  • Vỡ ối non dễ kích thích các cơn gò tử cung, thúc đẩy vào chuyển dạ sinh non.
  • Đa thai có thời gian mang thai trung bình cũng ngắn hơn so với đơn thai.
  • Đa ối, nhất là khi có kết hợp với thai dị tật cũng thường gây sớm chuyển dạ dẫn đến trẻ bị sinh non.
  • Viêm màng ối do nhiễm trùng làm kích thích cơn gò tử cung.

Do nhau thai

  • Nhau tiền đạo, nhau bong non gây xuất huyết trước khi sinh.
  • Thiểu năng nhau làm dinh dưỡng cho thai nhi không đầy đủ cũng thường dẫn đến chuyển dạ trẻ bị sinh non.

Nguyên nhân từ mẹ

  • Mẹ có các bệnh lý viêm nhiễm như viêm đài – bể thận, viêm ruột thừa. Đặc biệt là khi có kèm theo sốt, dễ khiến chuyển dạ sinh non. G
  • Các dị dạng của tử cung, tử cung kém phát triển, hở eo tử cung là các điều kiện thuận lợi gây sinh non.
  • Nếu người mẹ có tiền căn sinh non hay đã từng nạo thai, sẩy thai cũng sẽ có nguy cơ trẻ bị sinh non cao hơn.
  • Ngoài ra, những yếu tố về thói quen như hút thuốc lá, uống rượu hay các đặc điểm kinh tế – xã hội thấp cũng ảnh hưởng đến chuyển dạ sớm. Những đặc điểm quan trọng nhất trong nhóm này là dinh dưỡng kém; không được chăm sóc tiền sản đầy đủ; lao động nặng; mẹ quá trẻ dưới 20 tuổi hay người mẹ lớn tuổi trên 40 tuổi.
Đặc điểm của trẻ bị sinh non tháng

Đặc điểm của trẻ bị sinh non tháng

Trong các trường hợp không nhớ chính xác ngày kinh cuối thì có thể dựa vào các đặc điểm bên ngoài của trẻ. Cũng như các biểu hiện về thần kinh để xác định tương đối chính xác tuổi thai.

  • Da của trẻ bị sinh non tháng trông rất mọng nước, đỏ mọng và nhìn thấy được các mạch máu bên dưới. Nhiều lông tơ và chất gây trên da khi trẻ mới sinh ra.
  • Sụn vành tai rất mềm, hộp sọ ọp ẹp và dễ bị biến dạng. Mầm vú rất nhỏ, nếp nhăn trên gan bàn chân thưa thớt.
  • Ở bé trai, nếu sinh sớm hơn tuần 33 – 34 thì tinh hoàn vẫn còn nằm trong ổ bụng hay trên ống bẹn, túi bìu chưa có nếp nhăn, căng bóng và dễ phù nề theo tư thế nằm của trẻ. Ở bé gái, môi lớn chưa che phủ được hết môi nhỏ và âm vật.
  • Trẻ sinh non thường nằm yên, ít cử động, tay chân ở tư thế duỗi thẳng, trương lực cơ chưa phát triển.
  • Các phản xạ thần kinh nguyên thủy như cầm nắm, bú mút vẫn chưa hoàn thiện.
  • Lồng ngực của trẻ còn mềm, các cơ gian sườn yếu, phổi chưa giãn nở tốt, phế nang chưa trưởng thành. Trẻ thở bằng bụng, phình lên khi hít vào; nhịp thở có lúc nhanh gấp, có lúc ngưng thở.
  • Ngoài ra, trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh do diện tích da quá lớn so với cân nặng cơ thể, chưa có lớp mỡ dưới da và trung tâm điều hòa thân nhiệt ở não còn non yếu.

Bài viết này giải đáp các thắc mắc về trẻ bị sinh non và nguyên nhân sâu xa. Hi vọng bạn những thông tin này giúp ích cho bạn.

Xem thêm các bài viết liên quan:

Bài viết được tham khảo: wikimedia

Exit mobile version