Site icon Medplus.vn

Trẻ bị sốt co giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ bị sốt co giật có sao không?

Trẻ bị sốt co giật thường xảy ra khi trẻ trong độ tuổi từ 5-6 tháng. Trẻ có thể bị co giật khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 38oC. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ quan trọng hơn mức độ sốt có cao hay không. Các cơn co giật thường kéo dài trong vài phát và sẽ tự ngưng. Hiện tượng này đem lại cho cha mẹ cảm giác hoang mang và lo sợ cho sức khỏe của con mình. Vậy bố mẹ cần làm gì khi con bị sốt co giật? Khi nào cần đưa trẻ đi bệnh viện? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc. Mời các bạn cùng theo dõi.

Nguyên nhân trẻ bị sốt co giật

Co giật do sốt thường xảy ra khi con bạn bị bệnh. Tuy nhiên, nhiều trường hợp co giật có thể xảy ra trước khi bạn nhận thấy rằng con mình đang gặp vấn đề về sức khỏe. Điều này là do co giật thường xảy ra vào ngày đầu tiên của bệnh và con bạn có thể chưa có bất kì dấu hiệu nào khác. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây co giật do sốt như:

Sau chủng ngừa

Sốt xảy ra sau chủng ngừa, đặc biệt là chủng ngừa sởi – quai bị – rubella có thể gây co giật do sốt. Sốt cao sau khi chủng ngừa thường ra từ 8 đến 14 ngày sau khi con bạn được tiêm chủng.

Viêm nhiễm

Sốt do nhiễm virus hoặc vi khuẩn đều có thể gây ra co giật.

Những yếu tố nguy cơ làm trẻ dễ mắc sốt co giật bao gồm:

Dấu hiệu trẻ bị sốt co giật

Co giật do sốt gồm 2 loại: đơn giản và phức tạp. Các triệu chứng có thể khác nhau giữa 2 loại này. Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết sau: Sốt co giật: Cách nhận biết và xử trí cho trẻ

Các triệu chứng ở thể đơn giản:

Các triệu chứng ở thể phức tạp:

Khi nào cần đưa trẻ đi cấp cứu?

Bạn nên đưa con bạn đi gặp bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi sau cơn co giật do sốt đầu tiên. Cần đi đến phòng cấp cứu khẩn cấp nếu con bạn có cơn co giật kéo dài hơn 5 phút hoặc có kèm theo:

Trẻ bị sốt co giật có thể gặp những biến chứng gì?

Hầu hết những cơn co giật này không gây ảnh hưởng về sau. Co giật do sốt thể đơn giản không gây tổn thương não, thiểu năng trí tuệ hoặc chậm phát triển. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là con bạn không có những rối loạn nguy hiểm hơn tiềm ẩn bên dưới.

Người ta thường lo lắng nhất chính là tái diễn nhiều cơn động kinh do sốt. Nguy cơ tái diễn cao nếu như:

Chăm sóc trẻ bị sốt co giật

Mặc dù các co giật do sốt thường không để lại di chứng, nhưng có những bước quan trọng cần thực hiện khi triệu chứng xảy ra. Hãy đưa bé đi khám ngay sau khi bị co giật để chắc chắn rằng con bạn không bị viêm màng não. Điều này cần đặc biệt lưu ý ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Ngoài ra, không có cách gì để làm cho cơn co giật dừng lại.

Sau đây là những điều mà bạn có thể thể làm trong lúc bé bị co giật:

Phòng ngừa trẻ bị sốt co giật

Các chuyên gia khuyến cáo rằng trẻ em bị sốt cao không nên dùng bất kì thuốc chống động kinh nào để ngăn ngừa các cơn. Vì sử dụng thuốc chống động kinh trong trường hợp này sẽ đem lại nhiều tác hại hơn là lợi ích.

Nếu trẻ bị sốt, hầu hết các bậc cha mẹ sẽ sử dụng các loại thuốc hạ sốt như acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cho thấy rằng sử dụng thuốc hạ sốt không làm giảm nguy xảy ra các cơn co giật.

Mặc dù phần lớn không cần dùng thuốc, nhưng đối với một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc như diazepam, khi trẻ bị sốt. Thuốc thường dung nạp tốt, đôi khi có thể gây buồn ngủ, giảm khả năng phối hợp động tác.

Lời kết

Trẻ bị sốt co giật có thể tự khỏi vì vậy bố mẹ không nên quá lo lắng. Một số ít trường hợp các cơn co giật có thể kéo dài hơn bình thường. Lúc này, bố mẹ nên chủ động đưa bé đi khám để hạn chế biến chứng. Chúc cả nhà khỏe mạnh.

Và đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version