Site icon Medplus.vn

Trẻ bị sốt phát ban phải làm sao? – Những điều phụ huynh cần biết

Trẻ bị sốt phát ban là gì?

Trẻ bị sốt phát ban đặc trưng với những cơn sốt cao kèm xuất hiện những đốm đỏ trên da. Đây là một bệnh do virus và rất phổ biến đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Bệnh thường vô hại và sẽ khỏi nếu được nghỉ ngơi và uống thuốc đầy đủ. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây sốt cao và dẫn đến biến chứng. Có nhiều loại sốt phát ban, trong đó có 2 loại phổ biến là ban đỏ và ban đào. Vậy có cách để phòng ngừa căn bệnh này không? Xử lý ra sao khi trẻ bị sốt phát ban? Mời các bạn xem qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh lây nhiễm, phần lớn do virus human herpes 6. Trong một số trường hợp virus human herpes 7 là nguyên nhân gây bệnh. Virus lây từ người sang người thông qua tiếp xúc cơ thể với người nhiễm bệnh hoặc các vật dụng cá nhân của họ. Ví dụ như, một đứa trẻ khỏe mạnh có thể sẽ nhiễm virus nếu dùng chung cốc với trẻ khác bị bệnh. Tuy nhiên, bệnh không lây truyền qua giao tiếp.

Người lớn chưa từng bệnh nếu tiếp xúc với trẻ bị sốt phát ban có thể sẽ ảnh hưởng về sau. Tuy nhiên, đối với người lớn khỏe mạnh, bệnh sẽ không nặng. Nếu không bị phát ban hoặc chỉ sốt nhẹ, bạn vẫn có nguy cơ nhiễm virus qua con cái của mình và các thành viên khác trong gia đình thông qua dịch tiết hô hấp hoặc nước bọt.

Dấu hiệu trẻ bị sốt phát ban

Những triệu chứng sốt phát ban thường thể hiện ra từ 1 đến 2 tuần sau khi mắc bệnh. Đôi khi, các dấu hiệu có thể không thấy hoặc triệu chứng nhẹ. Những biểu hiện của bệnh có thể bao gồm:

Sốt

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là sốt cao trên 39,4°C ngay khi nhiễm bệnh. Đối với sốt phát ban ở trẻ, các triệu chứng có thể là viêm họng, sổ mũi, ho đi kèm với sốt. Bạn cũng sẽ thấy các hạch bạch huyết sưng lên ở phần cổ của trẻ. Sốt sẽ kéo dài khoảng 3-5 ngày.

Phát ban

Trong phần lớn các trường hợp, phát ban có thể theo sau những cơn sốt. Da trẻ sẽ xuất hiện các đốm đỏ nhỏ bằng hoặc bị sưng lên. Một số đốm có thể có một vòng màu trắng bao quanh nó. Phát ban ở trẻ em sẽ lan rộng từ từ bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng tới cổ và cánh tay. Chúng có thể không lan tới chân và mặt, thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây bất kì sự khó chịu nào cho trẻ.

Một số dấu hiệu và triệu chứng sốt phát ban khác có thể bao gồm:

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Triệu chứng ban đầu của sốt phát ban giống với sốt xuất huyết. Bạn cần tìm hiểu thêm về cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết.

Khi nào trẻ bị sốt phát ban cần đi bác sĩ?

Bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ nếu trẻ có những dấu hiệu sau đây:

Điều trị cho trẻ bị sốt phát ban

Bác sĩ chẩn đoán bệnh thông qua bệnh sử và khám lâm sàng. Bác sĩ sẽ biết đó là bệnh sốt phát ban khi trẻ có dấu hiệu phát ban và sốt hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra kháng thể chống lại sốt phát ban.

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để kiểm soát sốt cao. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm Acetaminophen và Ibuprofen. Bạn cũng nên lau người cho trẻ để hạ sốt. Nếu bạn cho trẻ sơ sinh uống thuốc, hãy theo sát chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng. Không cho người dưới 20 tuổi dùng thuốc aspirin vì sẽ có nguy cơ mắc hội chứng Reye.

Nếu các triệu chứng không nặng, sốt phát ban có thể tự khỏi mà không cần đến điều trị.

Chăm sóc cho trẻ bị sốt phát ban

Nếu trẻ mắc bệnh sốt phát ban, cách tốt nhất là hãy cho trẻ nghỉ ngơi trên giường. Việc này sẽ tránh nguy cơ lây lan virus tới trẻ khác.

Nếu bạn bị nhiễm virus hoặc phải chăm sóc trẻ bị bệnh, hãy nhớ rửa tay thường xuyên để tránh lây lan virus tới những người có hệ miễn dịch yếu.

Khuyến khích trẻ uống nước lọc, nước gừng, soda chanh, các loại nước khoáng. Một số loại nước uống thể thao như Gatorade hoặc Powerade cũng có thể ngăn mất nước.

Trẻ bị sốt phát ban nên kiêng gì?

Lời kết

Trẻ bị sốt phát ban thường hay nhầm lẫn với sốt xuất huyết. Triệu chứng của bệnh này tương đối giống nhau. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho con, hãy đứa bé đi khám ngay khi có những triệu chứng trên. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version