Site icon Medplus.vn

Trẻ bị sún răng sớm phải làm sao?

Trẻ bị sún răng sớm phải làm sao?

Trẻ bị sún răng sớm phải làm sao?

Tình trạng trẻ bị sún răng sớm xảy ra rất phổ biến ở trẻ từ 1-3 tuổi, có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy tại sao trẻ bị sún răng? Bố mẹ nên làm thế nào để phòng ngừa tình trạng sún răng ở trẻ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Sún răng là gì?

Sún răng là tình trạng men răng bị tổn thương, khiến răng của trẻ dần mủn đi và giảm thể tích chân răng. Đây là hiện tượng xảy ra nhiều nhất ở trẻ giai đoạn 1-3 tuổi, có thể lây lan nhanh chóng tới các răng khác nếu không được kiểm soát kịp thời.

Trẻ bị sún răng sớm phải làm sao?

Tác hải của tình trạng sún răng

Răng của trẻ khi bị sún sẽ mang trên mình nhiều vi khuẩn có hại, có thể gây tác động xấu tới lợi và răng vĩnh viễn của trẻ về sau. Răng sún sớm khiến lợi đóng kín nhanh hơn trước khi răng vĩnh viễn mọc tại vị trí đó. Việc này ảnh hưởng tới khả năng mọc răng vĩnh viễn, có thể khiến răng mọc lệch, làm mất tính thẩm mỹ và gây đau cho trẻ.

Không những vậy, răng sún còn có thể khiến hở tủy răng, gây cảm giác đau đớn, khó chịu cho trẻ. Dần dần, trẻ sẽ chán ăn, biếng ăn và không nhận được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết có trong thức ăn. Hơn nữa, tình trạng răng cửa của trẻ bị sún còn có thể ảnh hưởng tới khả năng phát âm của con.

Nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng

Trẻ có thể bị sún răng do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình như:

Trẻ bị sún răng phải làm sao?

Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng trẻ bị sún răng, bố mẹ có thể tham khảo một vài cách đơn giản dưới đây:

Vệ sinh răng cho trẻ đúng cách

Nhiều bố mẹ có quan niệm rằng việc chăm sóc răng sữa cho trẻ là không cần thiết vì dù sao về sau chiếc răng đó cũng sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, ngay từ khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên, bố mẹ đã nên bắt đầu quan tâm tới việc chăm sóc răng miệng cho con.

Chú ý tới chế độ ăn của trẻ

Trong giai đoạn trẻ đang thay răng sữa, bố mẹ có thể bổ sung thêm vào thực đơn dinh dưỡng hằng ngày của con các loại thực phẩm giàu canxi và flour giúp răng chắc khỏe hơn, chẳng hạn như trứng, sữa tươi, cá biển, cà rốt…

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên chú ý hạn chế cho trẻ tiêu thụ các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe răng miệng (như nước ngọt, bánh kẹo ngọt, đồ uống có ga…).

Lưu ý khi cho trẻ sử dụng thuốc kháng sinh

Một trong những thủ phạm gây hỏng men răng của trẻ mà không phải bố mẹ nào cũng biết chính là thuốc kháng sinh. Do đó, nếu chưa có chỉ định của bác sĩ, bố mẹ không nên tự ý cho trẻ uống các loại kháng sinh để hạn chế nguy cơ trẻ bị sún răng sớm.

Loại bỏ những thói quen xấu của trẻ

Để bảo vệ răng của trẻ và phòng ngừa nguy cơ trẻ bị sún răng, bố mẹ nên giúp trẻ loại bỏ những thói quen xấu và hình thành các thói quen tốt cho răng miệng bằng cách:

Thường xuyên cho trẻ đi khám răng

Bố mẹ nên cho trẻ tới các phòng khám nha khoa để khám răng định kỳ khoảng 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời nếu răng trẻ có hiện tượng bất thường. Đối với trường hợp trẻ bị sún răng hay răng sữa lung lay sớm, bố mẹ nên đưa con tới các phòng khám chuyên khoa răng – hàm – mặt uy tín để được thăm khám và tư vấn về phương pháp hỗ trợ phù hợp nhất nhằm hạn chế nguy cơ răng trẻ mọc lệch về sau.

Chỉ cần bố mẹ chú ý tới việc vệ sinh răng miệng cho trẻ, đồng thời duy trì thói quen ăn uống lành mạnh và cho con đi khám định kỳ, tình trạng trẻ bị sún răng sớm sẽ có thể được kiểm soát.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version