Site icon Medplus.vn

Trẻ bị suy gan cấp có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ bị suy gan cấp có sao không?

Trẻ bị suy gan cấp là một trong những tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên, một khi đã mắc thì tỷ lệ trẻ tử vong có thể lên đến 70%. Vì vậy, đây là bệnh mà các bậc phụ huynh không được xem nhẹ. Thông thường, suy gan cấp là do chế độ ăn uống không lành mạnh. Gan hấp thụ quá nhiều chất độc dẫn đến không kịp xử lý và chức năng dần suy giảm. Suy gan ở người lớn chủ yếu là mãn tính. Ở trẻ, suy gan cấp do biến chứng của một số bệnh gây nên. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến suy gan ở trẻ? Bệnh có chữa được không? Mời các bạn xem qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị suy gan cấp

Do sử dụng thuốc quá chỉ định và ngộ độc

Khi dùng nhiều thuốc hoặc ngộ độc là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến suy gan cấp ở trẻ. Sức đề kháng của trẻ rất yếu. Vì vậy trẻ rất hay bị sốt, cảm lạnh, việc sử dụng thuốc hạ sốt, cảm lạnh, giảm đau không đúng liều lượng là nguyên nhân dẫn đến suy gan cấp.

Một loại thuốc phổ biến dẫn đến suy gan cấp là acetaminophen ( Tylenol). Đây là loại thuốc có nguy cơ ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của gan. Khi sử dụng quá liều, không đúng chỉ định của bác sĩ sẽ dẫn đến suy gan cấp, đặc biệt ở trẻ nhỏ.

Ngộ độc do các loại hóa chất hay thức ăn chứa độc sẽ dẫn đến suy gan cấp như: thủy ngân, kim loại nặng, các loại nấm chứa độc tố.

Trẻ bị suy gan cấp do nhiễm khuẩn

Nhiễm trùng là một nguyên nhân gây suy gan cấp tương đối phổ biến ở trẻ nhỏ. Nhiễm khuẩn từ các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng.

Đối với trẻ sơ sinh đến 6 tháng tuổi, nhiễm trùng xuất phát từ Herpes simplex, echovirus, adenovirus, viêm gan B, parvovirus…

Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, nhiễm trùng xảy ra trong quá trình viêm gan A, B và D, viêm gan NANB, virus Epstein-Barr, virus cytomegalo, herpes, leptospirosis…

Nguyên nhân miễn dịch

Các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch dẫn đến suy gan như:

Tình trạng tim mạch

Một số bệnh tim mạch cũng có thể gây suy gan cấp bao gồm:

Các bệnh lý rối loạn chuyển hóa

Triệu chứng trẻ bị suy gan cấp

Triệu chứng của bệnh suy gan cấp phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nhưng sẽ có những biểu hiện như:

Tình trạng bệnh diễn ra trong vòng vài ngày hoặc kéo dài đến 10 tuần.

Điều trị cho trẻ bị suy gan cấp

Các phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán lâm sàng

Các chẩn đoán lâm sàng được bác sĩ đưa ra dựa vào các dấu hiệu ở trẻ như vàng da, xuất huyết da niêm mạc và tiêu hóa, phù, báng bụng.

Giai đoạn cuối của căn bệnh suy gan cấp là hôn mê gan. Triệu chứng của hôn mê gan ở trẻ nhỏ là nôn mửa, bú kém, co giật, ngủ gà, li bì. Ở trẻ lớn là biểu hiện kích động, co giật, lơ mơ, múa vờn

Chẩn đoán cận lâm sàng

Khi nghi ngờ trẻ mắc bệnh suy gan cấp, bác sĩ sẽ yêu cầu làm các xét nghiệm, bao gồm:

Từ các triệu chứng cùng với các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đưa ra xác nhận chẩn đoán trẻ có phải bị suy gan cấp hay không.

Điều trị

Điều trị cho trẻ bị suy gan cấp bằng thuốc

Khi các bệnh nhi phải sử dụng đến thuốc để điều trị nghĩa là nguyên nhân của suy gan cấp là do tình trạng tim mạch hoặc tác dụng phụ của thuốc gây nên. Do vậy, các bậc phụ huynh được bác sĩ khuyến cáo kê đơn thuốc cho các trẻ nhỏ. Điều này sẽ cải thiện sức khỏe gan cho bệnh nhi.

Lối sống lành mạnh, ăn uống khỏe mạnh, sử dụng thuốc theo toa giúp quá trình trao đổi chất trong cơ thể tốt lên cũng là biện pháp tốt để cải thiện tình trạng gan của trẻ.

Ghép gan

Ghép gan sẽ là phương pháp điều trị hiệu quả, tiên tiến nhất đối với các bệnh nhân bị suy gan cấp. Theo nghiên cứu, 40% bệnh nhi bị suy gan cấp cần đến ghép gan để tiếp tục sự sống.

Tuy nhiên, cũng cần dựa vào nhiều yếu tố để bác sĩ có quyết định ghép gan cho trẻ không, ví dụ:

Điều trị chứng rối loạn đông máu

Điều trị chứng rối loạn đông máu bằng cách truyền plasma tươi 10-15ml/kg/lần khi có xuất huyết trên lâm sàng. Lưu ý có thể gây tăng gánh thể tích. Sử dụng vitamin K1 5-10mg/ngày trong tối đa 3 ngày.

Lời kết

Trẻ bị suy gan cấp tuy hiếm nhưng vẫn có khả năng xảy ra. Hậu quả của bệnh dĩ nhiên là không nhỏ. Dù có chữa khỏi cũng sẽ gây đau đớn cho bé một thời gian, nhất là khi vào giai đoạn nặng. Vì vậy, nếu có những biểu hiệu lạ như trên, dù là rất ít, cũng nên dè chừng và đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt. Chúc cả nhà khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version