Site icon Medplus.vn

Trẻ bị suy thận có sao không? – Những điều phụ huynh cần quan tâm

Trẻ bị suy thận có sao không?

Trẻ bị suy thận là tình trạng các chức năng của thận bị suy giảm. Hầu hết suy thận xảy ra ở người lớn nhưng số trẻ mắc ngày càng tăng, rơi vào khoảng 2-12 tuổi. Chính vì chủ quan cho rằng đây là bệnh của người lớn nên phụ huynh thường chủ quan. Đến khi các triệu chứng đã quá rõ cũng là lúc bệnh trở nặng thì đã muộn. Một điều may mắn là tỷ lệ tử vong do suy thận ở trẻ không cao. Bù lại, quá trình điều trị phức tạp và gây rất nhiều bất tiện cho bé. Việc phát hiện sớm triệu chứng suy thận rất quan trọng vì sẽ việc chữa trị đơn giản hơn. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về suy thận ở trẻ qua bài viết dưới đây.

Theo dõi sát sao nếu trẻ có những biểu hiện ban đầu. Cần nhớ rằng, càng phát hiện sớm, việc điều trị sẽ càng dễ dàng và hiệu quả hơn.

Trẻ bị suy thận có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị suy thận

Di truyền

Theo thống kê, có đến 40% suy thận ở trẻ em là do dị tật bẩm sinh, 60% trẻ còn lại do mắc một số bệnh lý ở khi còn nhỏ. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị mắc bệnh lý nào đó có thể là nguyên nhân trẻ bị tiểu rỉ rỉ, hẹp van niệu đạo…

Ngoài ra, cha hoặc mẹ bị suy thận hoặc cả hai thì con sinh ra cũng dễ bị suy thận.

Tiêu chảy, mất nước nặng

Trẻ em bị tiêu chảy trong thời gian dài khiến cho cơ thể mất nước, người mệt mỏi, xanh xao và buồn nôn, chức năng thận bị suy giảm. Nếu kiểm soát muộn không chỉ gây suy thận mà còn có thể dẫn đến tử vong.

Nhiễm trùng nặng

Trẻ em bị mắc bệnh nhiễm trùng có thể gây biến chứng suy thận. Ngoài ra, nếu trẻ bị nhiễm trùng đường tiết niệu với các triệu chứng sốt, tiểu gắt thì sẽ gây sẹo ở thận. Tình trạng này diễn ra nhiều lần, trong thời gian dài sẽ khiến trẻ bị suy thận

Chấn thương nặng

Trẻ em không may bị chấn thương nặng ở diện rộng như toàn bộ cơ thể hoặc mổ tim bẩm sinh, ghép tạng… có thể là nguyên nhân dẫn đến suy thận.

Sức đề kháng yếu

Sức đề kháng của trẻ yếu, suy dinh dưỡng, biếng ăn, sinh non… có nguy cơ bị suy thận cao. Bởi những tác nhân gây bệnh ở trẻ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi sức đề kháng yếu không chống chọi được.

Triệu chứng khi trẻ bị suy thận

Triệu chứng khi trẻ bị suy thận

Các dấu hiệu triệu chứng suy thận ở trẻ em giai đoạn đầu không rõ ràng, gần như là không có. Vì thế khi có những dấu hiệu biểu hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Bố mẹ cần đặc biệt lưu ý nếu trẻ có những biểu hiện sau.

Phù nề chân tay, mặt

Ngủ dậy, mắt trẻ bị sưng phù, sau đó là các vị trí chân, tay, mặt, lưng, bụng. Tình trạng phù nề này dễ bị nhầm lẫn với dị ứng thức ăn hoặc bị côn trùng cắn. Tình trạng phù nề diễn ra mạnh mẽ hơn nếu như nồng độ ure trong máu tăng đột ngột.

Tiểu gắt, buốt, tiểu ít, nước tiểu đục

Đây là biểu hiện triệu chứng điển hình của suy thận ở trẻ em. Trẻ thường tiểu ít, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có màu bất thường như đục, đỏ. Nếu để kéo dài thì trẻ có thể bị bí tiểu.

Trẻ bị suy thận thường hay nhức đầu

Suy thận ở trẻ em gây ra các cơn đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. Những cơn đau nhức này xuất hiện đột ngột và diễn ra âm ỉ khiến cho trẻ mệt mỏi, suy nhược cơ thể.

Tay chân bủn rủn

Khi bị suy thận, trẻ sẽ bị run tay chân thường xuyên. Cảm giác bủn rủn giống như bị cảm lạnh. Kèm theo đó là trạng thái mệt mỏi, uể oải, chóng mặt, hoa mắt và buồn nôn, ngủ nhiều và thường mơ về đêm.

Tiểu đêm nhiều

Biểu hiện điển hình dễ dàng nhận biết khi trẻ bị suy thận là tiểu đêm nhiều. Mỗi lần trẻ đi tiểu ít nhưng lại diễn ra thường xuyên. Khi mắc bệnh, chức năng thận suy giảm, trẻ sẽ thường xuyên đi đắt rắt, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ.

Biếng ăn

Trẻ bị suy thận có biểu hiện chán ăn, ăn không ngon, cơ thể mệt mỏi, ngủ nhiều kèm theo tình trạng buồn nôn và nôn.

Điều trị cho trẻ bị suy thận

Điều trị cho trẻ bị suy thận

Suy thận nặng có thể khiến trẻ tử vong. Vì thế, khi có biểu hiện của bệnh thì cần phải cho trẻ đi khám. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm hỏi triệu chứng, tiền sử bệnh, khám tổng quát và có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm khác nếu cần. Các xét nghiệm như xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu… Từ đó có chẩn đoán chính xác và biện pháp điều trị thích hợp. Dưới đây là một số cách điều trị suy thận ở trẻ em được áp dụng phổ biến hiện nay:

Điều trị cho trẻ bị suy thận bằng thuốc

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị suy thận ở trẻ em thường là prednisone và prednisolone.

Thuốc có tác dụng giảm nhanh triệu chứng phù nề trong 2 tuần đầu. Chỉ sử dụng thời gian ngắn.

Tác dụng phụ của thuốc: Trẻ thường hay cảm thấy đói, cân nặng tăng nhanh, huyết áp cao, nồng độ đường trong máu tăng, dạ dày bị kích thích, dễ nổi cáu.

Khi sử dụng thuốc trị suy thận ở trẻ em, cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh, trái cây, bánh quy. Báo ngay cho bác sĩ nếu bé có phản ứng lạ với thuốc.

Điều trị cho trẻ bị suy thận bằng phương pháp lọc máu

Đối với trường hợp suy thận nặng, 80 – 90% chức năng thận bị mất đi, ngoài uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì trẻ phải chạy thận suốt cả phần đời còn lại để duy trì sự sống. Thời gian chạy thận sẽ tuân thủ theo lịch trình, thời gian của bác sĩ điều trị để tránh ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ.

Dùng phương pháp phẫu thuật

Khi chức năng thận bị mất hoàn toàn, bác sĩ bắt buộc phải can thiệp bằng phẫu thuật. ể thực hiện được phương pháp này phải có thận phù hợp, đội ngũ y bác sĩ thực hiện phải có chuyên môn và tay nghề cao. Đồng thời, trẻ có sức khỏe tốt, mạch máu vùng chậu bình thường, huyết áp ổn định và không bị bệnh ký nào khác.

Sau khi thực hiện phẫu thuật ghép thận, trẻ cần phải uống thuốc duy trì để thận dần ổn định, thích ứng với cơ thể.

Chăm sóc cho trẻ bị suy thận khi đang điều trị

Quá trình điều trị suy thận ở trẻ em cho hiệu quả tốt hơn nếu cha mẹ chú ý những điều sau:

Phòng ngừa trẻ bị suy thận

Cho trẻ uống nhiều nước. Tốt nhất là chia đều các lần uống trong ngày. Uống nhiều hơn vào buổi sáng, dần vào buổi tối.

Khi mắc tiểu phải đi ngay, không được nín quá lâu.

Không để trẻ ngồi quá lâu. Ngồi lâu sẽ tăng áp lực lên thận và hậu môn, lâu ngày dẫn đến trĩ. Dặn đẻ đứng lên đi lại vài phút sau khi ngồi 30 phút.

Tập cho trẻ thói quen vận động cơ thể. Khi vận động nhiều hãy cho trẻ uống nhiều nước hơn.

Hạn chế ăn nhiều các thức ăn cay, mặn và các thức ăn chứa nhiều đạm.

Cho trẻ khám sức khỏe tổng quát 3 năm/1 lần để sớm loại bỏ những nguy cơ gây bệnh.

Lời kết

Trẻ bị suy thận là một vấn đề không hề nhỏ. Vì nó liên quan đến tính mạng trẻ nên bố mẹ đặc biệt không được coi thường. Theo dõi sát sao nếu trẻ có những biểu hiện như đã được đề cập. Cần nhớ rằng, càng phát hiện sớm, việc điều trị sẽ càng dễ dàng và hiệu quả hơn. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version