Site icon Medplus.vn

Trẻ bị suy tim có sao không? – Những điều phụ huynh cần biết

Trẻ bị suy tim có sao không?

Trẻ bị suy tim thường do những khiếm khuyết bẩm sinh ở tim mạch. Đối với những trẻ này, sức bơm máu của tim không đủ mạnh để đưa đủ lượng máu cần thiết đến các cơ quan. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sinh lý diễn ra trong cơ thể. Trái với suy tim ở người lớn là kết quả của nhiều bệnh khác hoặc thói quen không tốt, thì suy tim ở trẻ em lại bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan hơn. Tin vui là nếu được chăm sóc tốt, trẻ bị suy tim vẫn có thể sống khỏe mạnh. Vì vậy, việc phát hiện bệnh sớm là rất quan trọng. Mời các bạn khám phá bệnh suy tim ở trẻ qua bài viết dưới đây.

Trẻ bị suy tim có sao không?

Nguyên nhân khiến trẻ bị suy tim

Có 2 nguyên nhân chính gây suy tim cho trẻ là quá trình lưu thông máu và khả năng bơm máu của tim.

Trẻ bị suy tim do quá trình lưu thông máu ở tim

Khoảng 1% trẻ sơ sinh gặp phải những khuyết tật bẩm sinh trong cấu trúc tim. Trong đó, trẻ có thể có một lỗ hổng giữa ngăn tim bên trái và bên phải làm cho máu nghèo oxy và giàu oxy ở hai bên bị hòa lẫn vào nhau.

Một khiếm khuyết ở các mạch máu não hoặc các bộ phận khác trong cơ thể cũng có thể khiến dòng máu giàu oxy và nghèo oxy trộn lẫn với nhau nhưng xảy ra bên ngoài tim.

Van tim bất thường cũng là nguyên do dẫn đến suy tim. Khi gặp vấn đề, các lá van không đóng chặt sẽ khiến máu bị trào ngược lại các ngăn tim. Viêm họng do liên cầu khuẩn cũng có khi gây tổn thương van tim nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra.

Ngoài ra, thiếu máu cũng có khả năng gây suy tim. Các vấn đề trên đều làm cho quá trình lưu thông máu ở tim không còn bình thường. Mỗi trường hợp, tình trạng quá tải lưu lượng máu sẽ xảy ra ở một hoặc nhiều phần của tim. Khi đó, dòng máu lưu thông bị gián đoạn và hoạt động của tim không còn hiệu quả.

Trẻ bị suy tim do khả năng bơm máu của tim giảm

Tương tự như người lớn, khả năng bơm máu của tim có thể giảm sút gây nên suy tim ở trẻ em. Nguyên nhân có thể là do nhiễm virus gây tổn thương đến cơ tim. Không chỉ thế, các vấn đề ở động mạch vành sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của cơ tim. Bệnh mạch vành có thể là bẩm sinh hoặc kết quả của nhiễm trùng.

Một số thuốc điều trị những vấn đề sức khỏe khác có thể làm tổn hại đến cơ tim. Hệ thống điện tim có khi bất thường từ lúc sinh ra hoặc do nhiễm trùng sẽ khiến cho tim đập quá nhanh hoặc quá chậm. Ngoài ra, van tim bị hẹp hay hở cũng gây áp lực bên trong buồng tim.

Tất cả đều là những lý do có thể làm giảm khả năng bơm máu của tim ở trẻ em.

Dấu hiệu trẻ bị suy tim

Dấu hiệu trẻ bị suy tim

Dưới đây là những triệu chứng phổ biến của suy tim nhưng ở trẻ em. Chúng có thể biểu hiện một vài triệu chứng khác biệt, bao gồm:

Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng phụ thuộc vào khả năng hoạt động của tim bị ảnh hưởng nhiều đến mức nào.

Điều trị cho trẻ bị suy tim

Điều trị cho trẻ bị suy tim

Phẫu thuật

Nếu suy tim xảy ra do quá trình lưu thông máu ở tim gặp vấn đề vì những khuyết tật tim bẩm sinh thì phẫu thuật thường là lựa chọn điều trị tốt nhất. Bác sĩ có thể kê một số thuốc kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển thêm. Những thuốc này bao gồm thuốc lợi tiểu và giảm hậu tải của tim. Các thuốc này giúp giảm bớt áp lực lên tim, hạ huyết áp và cải thiện chức năng bơm máu.

Xem xét lại chế độ dinh dưỡng

Bất thường trong quá trình lưu thông máu ở tim khiến trẻ tăng trưởng kém nên bác sĩ sẽ xem xét chế độ dinh dưỡng sao cho cung cấp đủ năng lượng (calo) cho cơ thể. Một số thay đổi trong chế độ ăn cũng cần lưu ý như hạn chế muối (natri) và các chất béo không tốt cho sức khỏe tim mạch. Sau khi điều trị thích hợp, các triệu chứng suy tim ở trẻ có khả năng được cải thiện. Khi đó, bác sĩ gọi đây là giai đoạn bù trong suy tim.

Cho trẻ bị suy tim sử dụng máy trợ tim

Nếu khả năng bơm của tim kém là do nhịp tim quá chậm thì trẻ cần sử dụng máy tạo nhịp tim nhân tạo (cấy một thiết bị vào cơ thể để chữa bệnh tim). Chiếc máy này sẽ hỗ trợ tim duy trì nhịp đập bình thường. Đó là một thiết bị nhỏ, hoạt động bằng pin và được cấy dưới da với một sợi dây nhỏ nối đến tim.

Ngược lại, khi nhịp tim quá nhanh thì trẻ cần sử dụng thuốc để kiểm soát nhịp tim. Đôi khi, bác sĩ có thể thực hiện phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim bằng năng lượng sóng có tần số radio qua đường catheter.

Lời kết

Trẻ bị suy tim là tình trạng khá nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Bé được chữa càng sớm, tỷ lệ hồi phục càng cao và thời gian điều trị cũng sẽ ngắn hơn. Các phụ huynh hãy thường xuyên chú ý đến sức khỏe của bé nhé. Chúc cả gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version