Site icon Medplus.vn

Trẻ bị tàn nhang phải làm sao? – Cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị tàn nhang là gì?

Trẻ bị tan nhang là do mắc phải một dạng rối loạn sắc tố da có tính chất di truyền. Biểu hiện đặc trưng của tàn nhang là những đốm nhỏ màu nâu nhạt đến đậm, mọc thành cụm ở những vùng da như da mặt, tay, cổ và lưng. Tàn nhang có thể xuất hiện sớm khi bé mới 2-3 tuổi đến lúc dậy thì. Các bé gái mắc nhiều hơn bé trai. Đây được xem là một bệnh da liễu lành tính, không lây và có thể điều trị. Có một số trường hợp tàn nhang phát triển thành ung thư nhưng rất hiếm. Ảnh hưởng lớn nhất của tàn nhang đối với trẻ là thẩm mỹ. Vì vậy nhiều phụ huynh rất quan tâm đến phương pháp điều trị giúp trẻ sớm lấy lại sự tự tin.

Nguyên nhân trẻ bị tàn nhang

Tàn nhang là hệ quả do sắc tố melanin (sắc tố khiến da đen sạm) tăng lên quá mức khiến da hình thành các đốm nâu nhạt, nâu đen hoặc đỏ.

Một số nguyên nhân có thể gây tàn nhang, bao gồm:

Di truyền

Nghiên cứu di truyền học nhận thấy, người bị tàn nhang có gen trội Melanocortin 1 receptor. Gen này kích thích sắc tố melanin sản sinh quá mức khiến da hình thành các đốm có màu nâu nhạt đến nâu đen.

Tiếp xúc với ánh nắng

Tia UVB trong ánh nắng mặt trời có khả năng kích thích các tế bào melanocytes tăng sản xuất melanin khiến da hình thành các đốm nâu trên bề mặt. Tiếp xúc với ánh nắng thường xuyên còn làm tăng màu sắc và số lượng của các đốm tàn nhang. Do đó, tàn nhang thường có xu hướng đậm hơn vào mùa hè và nhạt màu vào mùa đông.

Thống kê cho thấy trẻ da càng trắng càng dễ bị tàn nhang.

Dấu hiệu trẻ bị tan nhang

Biểu hiện lâm sàng của tàn nhang tương đối dễ nhận biết. Một số trường hợp tàn nhang bị nhầm lẫn với nám da, đồi mồi và nốt ruồi.

Các dấu hiệu giúp nhận biết tàn nhang, bao gồm:

Tàn nhang thực chất là một dạng rối loạn sắc tố ở lớp thượng bì (lớp nông của da). Vì vậy điều trị tàn nhang thường dễ hơn so với điều trị nám da và đồi mồi.

Điều trị cho trẻ bị tàn nhang

Sử dụng kem bôi

Những trường hợp đốm tan nhang ít và mờ có thể điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc kem bôi ngoài làm mờ đốm nâu còn giúp làn da bé khỏe mạnh hơn. Các loại kem bôi phổ biến bao gồm:

Kem bôi chứa AHA chứa axit alpha hydroxy có tác dụng loại bào chết, dưỡng ẩm, làm mờ đốm nâu. Các thành phần trong kem còn giúp chống lão hóa, dưỡng trắng, duy trì sự mịn màng

Thuốc bôi Tretinoin có tác dụng ức chế sản sinh keratin và tái tạo các mô liên kết. Khi đó, tế bào vảy sẽ bong ra, hạn chế tích tụ bã nhờn và thúc đẩy đổi mới tế bào biểu bì.

Thuốc bôi chứa Hydroquinone có chứa acid azelaic. Đây là loại acid có nguồn gốc từ lúa mì và lúa mạch. Hoạt chất này ức chế sự cạnh tranh enzyme tyrosine nhằm hạn chế tổng hợp melanin. Từ đó làm mờ các đốm nâu trên bề mặt da.

Axit Ascorbic (Vitamin C) có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh. Nó giúp ức chế tổng hợp melanin và kích thích sản sinh collagen.

Bố mẹ lưu các loại thuốc trên muốn sử dụng để điều trị cho trẻ bị tàn nhang cần có sự đồng ý của bác sĩ. Trách tự ý mua thuốc vì có thể gây kích ứng da.

Điều trị cho trẻ bị tàn nhang bằng laser

Điều trị tàn nhang bằng laser được thực hiện theo từng liệu trình riêng biệt. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xác định mức độ tổn thương, sau đó lựa chọn tia laser, bước sóng phù hợp và tần suất chiếu nhằm loại bỏ đốm nâu và làm đều màu da.

Ưu điểm của phương pháp này là cho hiệu quả nhanh (chỉ sau vài lần chiếu), không gây đau, chảy máu hay khó chịu khi thực hiện. Tuy nhiên nếu không chăm sóc đúng cách, da có thể bị sẹo lõm, tăng sắc tố và tái phát tàn nhang. Phương pháp này ít khi được chỉ định dùng trên da trẻ em.

Chăm sóc da cho trẻ bị tàn nhang

Ngoài điều trị trực tiếp, cách chăm sóc khoa học cũng ảnh hưởng đến tốc độ khỏi bệnh. Những gì bố mẹ có thể làm cho bé bao gồm:

Lời kết

Trẻ bị tan nhang không phải là vấn đề quá nghiêm trọng. Bệnh có thể tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Da bé mỏng hơn da người lớn rất nhiều. Vì vậy, việc sử dụng bất kỳ loại thuốc nào đều cần được bác sĩ chỉ định. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version