Site icon Medplus.vn

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết hàng ngày cho trẻ là cách đơn giản nhất mà bạn có thể làm để giúp bé yêu nhanh chóng vượt qua những triệu chứng khó chịu của bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, các vết loét bên trong khoang miệng sẽ khiến việc ăn, bú của trẻ trở nên vô cùng khó khăn. Do đó, trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì luôn là câu hỏi làm đau đầu các bậc cha mẹ. Cùng Medplus tham khảo 10 loại thực phẩm dưới đây.

10 loại thực phẩm tốt cho trẻ bị tay chân miệng

Hiện chưa có thuốc đặc hiệu để điều trị tay chân miệng, do đó cách tốt nhất mà bạn có thể làm khi con yêu mắc phải căn bệnh này là thực hiện chế độ chăm sóc đúng cách. Việc theo dõi con thường xuyên, dùng thuốc giảm đau khi cần là những biện pháp nhằm đảm bảo bé không gặp phải các biến chứng bất thường. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để bé nhanh hồi phục, ít cảm thấy khó chịu, đau đớn do các triệu chứng của bệnh gây ra:

1. Trứng

Trứng có chứa nhiều protein, sắt, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe của bé. Không những vậy, các món ăn được chế biến từ trứng thường mềm nên không khiến bé cảm thấy đau đớn trong quá trình nhai nuốt.

Mách bạn: Bạn có thể chế biến trứng bằng cách chiên, luộc, hấp… và thêm nấm hay một số gia vị phù hợp để có một món ăn thơm ngon cho bé yêu.

2. Nước dừa

Mất nước là một trong những biến chứng thường gặp của bệnh tay chân miệng. Để ngăn ngừa nguy cơ này, bạn nên cho bé uống nước thường xuyên. Ngoài nước lọc, bạn có thể cho bé uống thêm nước dừa bởi đây là một loại thức uống thơm, mát, mùi vị dễ uống, có thể làm dịu các vết loét. Ngoài ra, nước dừa còn cung cấp thêm các chất điện giải rất hữu ích trong việc ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Mách bạn: Nước dừa tươi có thể uống trực tiếp, ướp lạnh hay pha với tắc và đường… hoặc bất cứ cách chế biến nào khác mà bé yêu thích.

3. Cháo loãng hoặc súp

Khi bị tay chân miệng, mỗi ngày, bé cần được cung cấp một lượng tinh bột nhất định để có đủ sức khỏe chống lại các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, các món ăn như cơm, cháo đặc có thể làm cho bé khó ăn vì gây ra đau đớn khi nhai nuốt. Để giúp bé, bạn có thể cho bé ăn cháo loãng hoặc súp để thay thế.

Mách bạn: Bạn có thể nấu súp kết hợp với các loại thịt, tránh nấu chung với cá hoặc các loại thực phẩm có vị tanh. Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng củ, quả thay cho các loại rau. Một số món cháo ngon bạn có thể chế biến cho bé như cháo lươn đậu xanh giúp giải độc, cháo sườn bí đỏ, cháo tôm rau ngót, cháo khoai tây thịt, cháo gà hạt sen, cháo cà rốt cá hồi…

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

4. Đu đủ

Đu đủ là loại quả có vị ngọt, mềm, mát, khi ăn sẽ giúp làm dịu các cơn đau trong khoang miệng. Không những vậy, trong đu đủ còn có chứa rất nhiều vitamin, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, giảm căng thẳng. Từ đó, bé sẽ đủ sức để vượt qua các triệu chứng của bệnh dễ dàng hơn.

Mách bạn: Bạn có thể cho bé ăn đu đủ ướp lạnh hoặc chế biến thành nước ép, sinh tố, kem hay đu đủ dằm…

5. Kết hợp sữa chua và mật ong

Mật ong có vị ngọt, thơm, có đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành các vết loét trong khoang miệng. Trong khi đó, sữa chua lại là một thực phẩm rất tốt cho trẻ bị tay chân miệng bởi sữa chua khá mềm, dịu mát, giúp xoa dịu cơn đau do các vết loét gây ra. Hơn thế nữa, sữa chua còn bổ sung lợi khuẩn, protein, canxi, kali, axit folic và các loại vitamin khác vừa giúp tăng sức đề kháng vừa giúp bé tiêu hóa tốt hơn.

Mách bạn:

6. Dưa hấu

Vitamin C giúp ngăn các vết loét lan rộng. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé ăn những trái cây thuộc họ cam chanh, kiwi hay cà chua bởi vị chua của những loại trái cây này sẽ khiến bé cảm thấy vô cùng xót và đau đớn. Thay vào đó, dưa hấu sẽ là sự lựa chọn tốt hơn rất nhiều bởi loại trái cây này không chỉ có vị ngọt, mềm, mát mà còn chứa một lượng lớn vitamin C, giúp nâng cao hệ miễn dịch của trẻ và ngăn không cho các vết loét trở nên nghiêm trọng.

Mách bạn:

7. Chè sắn dây và các loại đậu

Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ, đậu nành… có chứa hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất, giúp bổ sung năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Trong khi đó, sắn dây được Đông y xem như một vị thuốc quý, có tác dụng là dịu mát toàn cơ thể. Khi trẻ bị tay chân miệng, một chén chè sắn dây và các loại đậu không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp cải thiện cơn đau do các vết loét gây ra.

Mách bạn: Để chế biến món chè sắn dây và các loại đậu, bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

8. Sữa

Tay chân miệng là bệnh có triệu chứng đặc trưng với các vết loét xuất hiện ở lợi và lưỡi khiến bé khó nhai, nuốt. Chính vì vậy, một ly sữa mát sẽ giúp làm dịu các vết loét và làm cho bé cảm thấy dễ chịu hơn. Không những vậy, sữa còn có chứa nhiều protein, giúp bé mau hồi phục, đồng thời cung cấp nước để bù lại lượng nước bị mất cho cơ thể.

Mách bạn: Khi cho bé uống sữa, bạn nên cho bé uống từng chút và chia làm nhiều lần trong ngày.

9. Kem

Kem là món quà vặt mà bạn ít khi cho trẻ ăn vì sợ rằng con sẽ bị sâu răng hay viêm họng? Thế nhưng, khi bị tay chân miệng, kem lại là món ăn được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Nguyên nhân là do khi bị bệnh, các vết loét trong miệng sẽ khiến bé đau đớn và cảm giác mát lạnh của kem có thể giúp giảm đau tạm thời, từ đó bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Mách bạn: Bạn chỉ nên cho bé ăn các loại kem trái cây để vừa giảm đau vừa bổ sung dinh dưỡng. Tránh các loại kem ca cao, kem sô cô la vì chúng có thể khiến các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

10. Nước trái cây và sinh tố

Bạn có thể cho bé uống nước trái cây như cam, bưởi để bổ sung vitamin C. Ngoài ra, trẻ cũng cần ăn nhiều loại quả có màu đỏ, vàng như dưa hấu, dưa lưới, thanh long ruột đỏ hay nước ép để cung cấp vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm nhanh lành các tổn thương.

Mách bạn: Do trẻ bị đau miệng nên mỗi bữa sẽ không ăn được nhiều, do đó, bạn nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ. Bạn không cố gắng ép trẻ ăn vì trẻ bị đau, ăn nhiều sẽ gây cảm giác khó chịu. Ngoài ra, khi cho trẻ ăn, bạn nên tránh sử dụng các loại muỗng, thìa có cạnh sắc và tránh đụng vào các vết loét ở đầu lưỡi, môi bởi điều này có thể làm trẻ đau, dẫn đến sợ hãi, không ăn. Sau khi ăn xong, bạn cần cho trẻ súc miệng hoặc lau miệng sạch sẽ.

Trẻ bị tay chân miệng có nên kiêng ăn gì không?

Bên cạnh việc chú ý nên cho trẻ ăn gì khi bị tay chân miệng, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý không cho trẻ ăn thức ăn quá cứng và quá nóng. Việc cho con ăn những món quá cứng và nóng sẽ khiến miệng bé bị đau, không nuốt được thức ăn, từ đó làm con có tâm lý sợ ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu trẻ không muốn ăn, bạn cũng không nên ép vì như vậy sẽ làm bé quấy khóc và mệt mỏi hơn.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version