Site icon Medplus.vn

Trẻ bị trầm cảm và những điều bố mẹ không nên bỏ qua

Trẻ bị trầm cảm có sao không?

Trẻ bị trầm cảm đang ngày càng phổ biến hơn trong khoảng 20 năm gần đây. Đây vốn là tình trạng chỉ xảy ra ở người trưởng thành vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, xã hội ngày càng đi lên cũng đã ảnh hưởng đến các bé không ít. Các bé thời nay có nhiều suy nghĩ hơn, chịu trách nhiệm cho nhiều thứ hơn và vì thế cũng dễ bị căng thẳng hơn. Căng thẳng lâu ngày không được giải tỏa sẽ dẫn đến trầm cảm. Tại Mỹ, cứ 10 trẻ khi lên 16 thì có 1 trẻ rơi và trầm cảm. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến trẻ bị trầm cảm? Cách nhận biết và khắc phục ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Đừng bắt trẻ suy nghĩ nhiều hay đứng giữa những lựa chọn quá sức. Cũng đừng tạo áp lực mà lẽ ra là của của người lên trẻ. Đặc biệt là luôn quan tâm và lắng nghe những điều trẻ bày tỏ.

Trẻ bị trầm cảm và những điều bố mẹ không nên bỏ qua

Nguyên nhân khiến trẻ bị trầm cảm

Rạn nứt trong mối quan hệ với gia đình

Lúc này trẻ bị hụt hẫng và có xu hướng nghĩ là do lỗi của mình. Chẳng hạn như cha mẹ ly dị trẻ sẽ nghĩ là vì mình mà cha mẹ ly dị. Bên cạnh đó, khi cha mẹ ly thân trẻ sẽ sống với một trong hai người. Vì thế, thiếu vắng tình cảm của gia đình, dẫn đến hụt hẫng tinh thần ở trẻ. Trong gia đình có người thân mất hay thú cưng chết, và trẻ luôn cảm thấy lo lắng và cho rằng mình có lỗi. Trẻ bị bạn bè bắt nạt tuy nhiên không thể nói với ai, cha mẹ cũng không quan tâm, hỏi han khiến cho trẻ có cảm giác bị bỏ rơi và thường hay sợ đám đông.

Trẻ bị trầm cảm do áp lực học tập

Bố mẹ luôn muốn con học giỏi, thông minh. Vì thế, không ít người đặt cho bé mục tiêu học tập quá cao, bắt trẻ học nhiều. Khi không đạt được kết quả tốt như điểm kém thì cha mẹ tỏ thái độ không hài lòng.

Áp lực còn ở trong trường học. Chẳng hạn giáo viên yêu cầu bé tả cây cau, nhưng trong khi bé ở thành phố nên không thể biết cây cau thế nào để làm bài, từ đó dễ dẫn đến căng thẳng từ việc học. Thất bại trong học tập hay thi cử mặc dù trước đó trẻ học rất giỏi.

Thay đổi môi trường đột ngột

Bố mẹ chuyển nhà hay chuyển trường tuy nhiên không cho bé biết. Nhiều bé cho rằng do mình học dở không bằng chị (em) bạn bè nên bị chuyển trường. Đồng thời, với việc lạ chỗ ở trẻ rất sợ khi ngủ.

Đa phần bố mẹ tự quyết định và áp đặt cho trẻ, không hỏi xem thái độ, ý kiến là bé có đồng ý, có muốn đi hay không. Bé cảm thấy mình không có quyền quyết định, ba mẹ không tôn trọng mình.

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị trầm cảm

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị trầm cảm

Buồn rầu không đồng nghĩa với trầm cảm. Trầm cảm không phải là sự thay đổi nhất thời của cảm xúc. Đó là cảm giác vô vọng kéo dài, là sự thiếu hụt năng lượng và nhiệt tình kéo trường diễn trong vài tuần, vài tháng, thậm chí là vài năm. Trẻ bị trầm cảm sẽ thường có những dấu hiệu sau:

Điều trị cho trẻ bị trầm cảm

Điều trị cho trẻ bị trầm cảm

Bản thân các trẻ em bị trầm cảm không phải là những người yếu đuối. Các em không có khiếm khuyết về tính cách. Cảm giác trầm cảm của trẻ là rất thật. Phụ huynh không thể kỳ vọng vào việc các em chỉ cần “vui vẻ lên.” Trẻ em cần được điều trị và bệnh trầm cảm của các em là có thể chữa khỏi được.

Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu của bệnh trầm cảm, cha mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín và đáng tin cậy để có những điều hương chữa trị kịp thời.

Ngoài điều trị tại bệnh viện, gia đình cũng rất quan trọng giúp trẻ vượt qua trầm cảm. Tùy thuộc vào nguyên nhân mà cách gia đinh cùng bé đối mặt với trầm cảm cũng khác nhau. Nhưng điều quan trọng nhất là trẻ cần được lắng nghe và thấu hiểu.

Đề phòng trẻ bị trầm cảm như thế nào?

Nhận biết biểu hiện của trẻ

Trẻ thường cố gắng che giấu những vấn đề khiến chúng bị tổn thương. Vì vậy, bố mẹ cần quan sát kỷ những biểu hiện bất thường của trẻ để kịp thời tháo gỡ. Từ đó giúp trẻ mở lòng và tự tin hơn trong cuộc sống.

Luôn lắng nghe trẻ

Phụ huynh cần tránh đưa ra nhận xét tiêu cực khi nghe những quan điểm hay vấn đề của trẻ. Lời nói bị bị ngoài tai sẽ khiến trẻ cảm thấy bản thân là vô giá trị, lâu ngày dẫn đến trầm cảm.

Cho trẻ tránh xa những suy nghĩ tiêu cực

Điều này giúp trẻ có thể thể hiện bản thân mình, tự tin hơn. Đối với những suy nghĩ sai lệch, cần nhẹ nhàng phân tích cho trẻ hiểu. Việc la rầy trẻ, đặc biệt ở nơi đông người, chỉ mang lại kết quả tiêu cực, khiến trẻ xấu hổ.

Lời kết

Trẻ bị trầm cảm là vấn đề không nên xem thường. Những căn bệnh về tâm lý luôn đem lại hậu quả khôn lường đến không được điều trị. Đừng bắt trẻ suy nghĩ nhiều hay đứng giữa những lựa chọn quá sức. Cũng đừng tạo áp lực mà lẽ ra là của của người lên trẻ. Đặc biệt là luôn quan tâm và lắng nghe những điều trẻ bày tỏ. Có như vậy, trẻ mới có thể sống thoải mái và không rơi vào những cảm xúc tiêu cực. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version