Site icon Medplus.vn

Trẻ bị tự kỷ là gì? – Những điều phụ huynh cần quan tâm

Trẻ bị tự kỷ là gì?

Trẻ bị tự kỷ là tình trạng trẻ có những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp và bất thường trong hành vi. Trẻ mắc chứng bệnh này thường thu mình lại, không tiếp xúc với ai và sống trong thế giới riêng của mình mọi lúc. Tự kỷ được cho là bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh do những gen bất thường. Tuy nhiên, một số trẻ bị tự kỷ do tác động của nhiều yếu tố bên ngoài. Tỷ lệ trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên với tần suất 1/100 trẻ. Khả năng mắc của bé trai cao hơn bé gái từ 4-6 lần. Vậy những nguyên nhân dẫn đến tự kỷ? Bệnh có chữa được không? Mời các bạn xem qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ

Cho đến nay. các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ. Nhưng có một số nhận định cho rằng, trẻ bị tự kỷ có thể là do:

Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị tự kỷ

Thiếu kỹ năng tương tác xã hội

Trẻ tỏ ra rất khó khăn khi phải tiếp xúc với những người không phải gia đình. Trẻ rất hạn chế giao tiếp bằng mắt hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Trẻ chỉ thích làm theo ý mình, mặc kệ những chỉ dẫn của thầy cô, bạn bè. Một số trẻ không ngại đến những nơi đông người lạ. Và tất nhiên là chúng chẳng hề quan tâm đến ai ngoài bản thân. Một số trẻ lại tỏ ra rất hoảng sợ khi đến những nơi này. Chúng có thể trốn tránh hoặc la hét để được về nhà.

Bất thường về ngôn ngữ

Trẻ bị tự kỷ bẩm sinh thường mất nhiều thời gian hơn để học nói. Những trẻ này cũng rất hạn chế nói chuyện trừ khi thật cần thiết như đòi đi vệ sinh, đòi ăn hoặc đôi khi là nhại lại lời ai đó. Chúng cũng không thể tồn tại quá lâu trong một cuộc nói chuyện, nói chuyện rất thụ động, không biết đặt câu hỏi và thường rời đi khi cuộc nói chuyện chưa kết thúc.

Trẻ bị tự kỷ có những bất thường trong hành vi, thói quen

Có những ý thích thu hẹp, lặp đi lặp lại

Nhiều trẻ ăn vạ khóc lăn ra nếu không vừa ý do trẻ không biết nói và do thiếu kiềm chế. Có khoảng trên 70% trẻ tự kỷ có biểu hiện tăng động, không phản ứng với nguy hiểm.

Trẻ bị tự kỷ có dấu hiệu quá nhạy cảm

Ngược lại trẻ kém nhạy cảm lại có những biểu hiện như:

Trẻ bị tự kỷ xuất hiện khả năng đặc biệt

Nhiều phụ huynh thường nhầm tưởng những khả năng này là do trẻ thông minh. Nhưng số ít trường hợp nó cũng là biểu hiện của bệnh tự kỷ:

Diễn biến khi trẻ lớn lên thường đi học muộn, ít hòa nhập với bạn bè, khó khăn ngôn ngữ giao tiếp, không hiểu nghĩa bóng của từ ngữ, khó khăn về học tập nhất là những môn xã hội. Hành vi định hình hoặc ý thích thu hẹp có thể thay đổi từ thứ này sang thứ khác. Nhiều trẻ tăng động trong khi số khác thu mình lại.

Điều trị cho trẻ bị tự kỷ

Nếu trẻ tự kỷ nhẹ được kiểm tra, phát hiện và can thiệp sớm thì sự phát triển của trẻ vẫn có thể diễn ra tương đối bình thường, trẻ có thể hòa nhập được với cộng đồng xã hội. Trong trường hợp nặng hơn thì các biện pháp can thiệp và chăm sóc lúc này chỉ có thể giúp trẻ cải thiện phần nào để biết cách giao tiếp hơn.

Trẻ tự kỷ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm từ cha mẹ và người thân. Đừng mặc cảm, không chủ quan, không bỏ rơi trẻ và cũng đừng để cho ai kỳ thị trẻ. Cha mẹ hãy kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, luôn ở bên con và giành thời gian dạy con.

Tự kỷ dù nhẹ hay nặng cũng là tổng hợp của các hội chứng, tình trạng suy giảm nhận thức, tương tác xã hội, ngôn ngữ cũng như khả năng giao tiếp, vì vậy công việc chữa trị cần một quá trình lâu dài, kiên trì, bền bỉ cùng sự phối hợp chặt chẽ của cả cha mẹ, gia đình, giáo viên, cộng đồng mới có thể mang lại hiệu quả tốt, chứ không thể chỉ dùng thuốc chữa trị như các bệnh khác.

Cha mẹ cần phải theo dõi tình trạng tự kỷ của trẻ một cách kỹ càng, trao đổi với bác sĩ, chuyên gia tâm lý, giáo viên mẫu giáo, thực hiện đúng theo những lời khuyên và hướng dẫn trị liệu về việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

Lời kết

Trẻ bị tự kỷ có thể tái hòa nhập xã hội nếu được chăm sóc tốt. Đây chỉ là tình trạng tạm thời và việc điều trị cần sự kiên nhẫn đến từ gia đình. Hãy cố gắng thông cảm dù có những lúc trẻ có biểu hiện quá đáng. Việc đánh đập hay la mắng sẽ chỉ làm bệnh của bé nặng thêm. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version