Site icon Medplus.vn

Trẻ bị u não là gì? – Những lưu ý quan trọng dành cho phụ huynh

Trẻ bị u não là gì?

Trẻ bị u não xảy ra khi trong não xuất hiện các khối mô được tạo ra bởi các tế bào tăng trưởng nhanh bất thường. U não có thể là u lành tính nhưng cũng có thể ác tính. Trong hầu hết các trường hợp, khối u xuất phát từ não. Nhưng một số trường hợp khác, u não do di căn từ các bộ phận khác và đây thường là u ác tính, khả năng gây tử vong cao. U não giai đoạn đầu thường bị nhầm lẫn với đau đầu thông thường do các triệu chứng tương tự và ít có thêm biểu hiện nào khác. Do đó, sẽ rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị. Vậy làm thế nào để phát hiện trẻ có bị u não hay không? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị u não

Khối u não có thể bắt nguồn từ não (u não nguyên phát) hoặc có thể do khối u từ những nơi khác di căn đến não (u não thứ phát). Các khối u não nguyên phát xuất phát từ chính bộ não hoặc trong các mô gần não như ở màng não, các dây thần kinh sọ não, tuyến yên hoặc tuyến tùng. Thực tế, các khối u não thứ phát thường gặp hơn là nguyên phát.

Dấu hiệu trẻ bị u não

Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của bệnh u não bao gồm:

Phân biệt trẻ bị u não và trẻ bị đau đầu thông thường

Đau đầu thông thường sẽ được dễ dàng chữa khỏi bằng thuốc. Các cơn đau với mức độ nặng nhẹ khác nhau nhưng ít khi đến mức đau dữ dội. Khi cơn đau đến, trẻ vẫn có thể tập trung làm một số chuyện. Đau đầu thông thường đôi khi do quá căng thẳng và chỉ cần nghỉ ngơi là tự khỏi.

Đối với đau đầu do u não, cơn đau xuất hiện từng cơn hoặc kéo dài không dứt. Dùng thuốc có thể sẽ giảm đau trong thời gian ngắn nhưng sẽ tái phát ngay sau đó. Cho dù nghỉ ngơi thì cơn đau cũng gần như không thuyên giảm. Đặc biệt, những cơn đau do u não thường rất nặng nề. Trẻ gần như không thể làm gì ngoài ôm đầu khi cơn đau kéo đến.

Điều trị cho trẻ bị u não

Những kỹ thuật chẩn đoán u não

Thông qua những câu hỏi về các triệu chứng của bé, tiền sử sức khỏe cá nhân và gia đình cùng với việc khám lâm sàng, bao gồm khám hệ thần kinh trong đó, bác sĩ sẽ có thể chẩn đoán được bé có bị mắc bệnh hay không.

bác sĩ có thể yêu cầu bé làm thêm một số xét nghiệm để phát hiện khối u. Bé có thể được yêu cầu chụp cắt lớp vi tính (CT scan) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để xem hình ảnh chi tiết của não. Bé cũng có thể cần phải chụp mạch máu não để bác sĩ tìm ra sự phát triển của các khối u và những dị dạng mạch máu bất thường.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu sinh thiết để xác định chẩn đoán khối u đó có phải là ung thư hay không bằng cách khoan một lỗ nhỏ ở sọ và đưa một cây kim vào khối u để lấy mẫu trước khi quyết định điều trị.

Điều trị

Trẻ bị u não thường sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ khối u. Trong trường hợp khối u nằm ở một số nơi trong não mà không thể phẫu thuật để loại bỏ được, bác sĩ sẽ thực hiện hóa trị và xạ trị để thu nhỏ các khối u. Ngoài ra, sau khi phẫu thuật, hóa trị và xạ trị cũng có thể được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại.

Nếu khối u đang ở sâu trong não hoặc ở các khu vực khó tiếp cận được, bác sĩ có thể tư vấn điều trị bằng dao gamma. Đây là một dạng bức xạ với độ tập trung cao có thể đốt cháy tế bào ung thư.

Bố mẹ nên tìm hiểu những biến chứng và tác dụng phụ dài hạn của các phương pháp điều trị trên để từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho mình. Ngoài ra, bé sẽ được tập một số bài tập khác để phục hồi những chức năng bị mất do khối u. Đó có thể là những bài tập vận động nếu bé bị liệt, bài tập nói nếu bạn bị chứng mất nói hoặc bài tập nuốt nếu bạn bị bất thường về chức năng nuốt.

Phòng ngừa trẻ bị u não như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh u não của trẻ em có thể kể đến các biện pháp sau:

  • Thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp.
  • Hạn chế tiếp xúc với những chất độc hại.

Lời kết

Như nhiều bệnh ung bướu khác, u não cũng có thể được điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm. Bố mẹ đã có thể phân biệt được đau đầu do u não so với đau đầu thông thường rồi đúng không nào? Hãy chú ý nếu con bạn có những dấu hiệu trên và đưa trẻ khám thật sớm nhé. Chúc cả gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version