Site icon Medplus.vn

Trẻ bị ung thư xương có sao không? – Những điều bố mẹ cần quan tâm

Trẻ bị ung thư xương có nguy hiểm không?

Trẻ bị ung thư xương đang có xu hướng ngày càng tăng lên. Đây tuy là một loại ung thư hiếm gặp nhưng do nhiều nguyên như khiến nó trở nên phổ biến hơn. Đây là loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh ban đầu không có những triệu chứng đáng kể. Tuy nhiên, các dấu hiệu dần rõ rệt hơn khi bước vào giai đoạn nặng. Điều này gây nhiều khó khăn cho việc phát hiện và điều trị ung thư xương ở trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho phụ huynh thông tin về căn bệnh quái ác này. Từ đó, giúp bố mẹ có những biện pháp phù hợp bảo vệ cho bé.

Trẻ bị ung thư xương có sao không?

Trẻ bị ung thư xương là gì?

Ung thư xương là loại ung thư liên kết từ 3 tế bào. Chúng bao gồm tế bào tạo sụn, tế bào tạo xương và tế bào liên kết của mô xương. Bệnh ung thư hiếm gặp này được hình thành do xuất hiện một khối u ác tính ở trong xương. Những khối u này thường phát triển rất mạnh và cạnh tranh với những mô xương lành, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh.

Ung thư xương có thể là nguyên phát hoặc thứ phát (di căn từ nơi khác đến). Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp phát hiện ung thư đều là ung thư thứ phát, vì bệnh thường biểu hiện rõ trong giai đoạn cuối; chỉ một vài trường hợp là ung thư nguyên phát.

Ung thư xương thường xuất hiện chủ yếu ở các vị trí như xương chày, xương đùi, đầu dưới xương quay và đầu trên xương cánh tay.

Nguyên nhân khiến trẻ bị ung thư xương

Có thể nói, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư xương là do rối loạn di truyền liên quan đến quá trình phân bào có gen biến dị. Trẻ em đang ở độ tuổi phát triển xương là đối tượng chính của bệnh. Hầu hết là những đứa trẻ ở độ tuổi từ 12 đến 20 tuổi.

Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác dẫn đến ung thư xương, bao gồm:

Dấu hiệu trẻ bị ung thư xương

Trẻ bị ung thư xương có sao không?

Bệnh ung thư xương bao gồm 3 cấp độ: nhẹ, trung bình và nặng. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu và biểu hiện bệnh khác nhau. Thường ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ khó phát hiện ra bệnh, vì các triệu chứng đều biểu hiện mờ nhạt, không rõ ràng. Ở cấp độ nặng, các triệu chứng sẽ bộc lộ rõ rệt hơn, và người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy. Các triệu chứng này bao gồm:

1. Đau đớn

Đây là dấu hiệu đầu tiên có thể báo hiệu trẻ đang có nguy cơ bị ung thư xương. Trong giai đoạn đầu sẽ chỉ đau nhẹ, các cơn đau không liên tục. Khi bệnh phát triển ngày một nặng, tần suất các cơn đau sẽ tăng dần và thường xuyên hơn. Hầu hết, các cơn đau thường ập đến vào ban đêm, ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Tuy nhiên, rất khó có thể xác định được vị trí chính xác của cơn đau, vì nó xảy ra rất mơ hồ.

2. Trẻ bị ung thư xương bị sưng hoặc nổi cục u

Trong giai đoạn đầu khi khối u xuất hiện, sờ sẽ thấy xương bị biến dạng và sưng lên. Khi tình trạng sưng ngày một nặng lên sẽ làm cho mô xương nhô ra ngoài, bề mặt trơn bóng hoặc lồi lõm bất thường. Những khối u này sẽ gây ra cảm giác đau nhức và bứt rứt ở trong xương. Vùng da ở khối u có màu hồng và ấm hơn những vùng khác.

3. Rối loạn chức năng xương

Tình trạng sưng và những cơn đau gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng xương, gây ra các triệu chứng teo cơ tương ứng kèm theo.

4. Cơ thể bị biến dạng

Khối u phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng đến hệ xương chi, gây ra dị tật, biến dạng cơ thể, các chi dưới thay đổi bất thường.

5. Trẻ bị ung thư xương sẽ có triệu chứng bị chèn ép

Khối u phát triển trong khoang sọ và khoang mũi có thể gây chèn ép vào não và mũi, dẫn tới triệu chứng áp lực não chậm chạp và phát sinh một số vấn đề về hô hấp. Khối u ở vùng chậu đè nén vào trực tràng, bàng quang và ruột sẽ gây khó tiểu; khối u trong tủy đè nén vào cột sống có thể gây tê liệt.

6. Đau nhức toàn thân

Trẻ xuất hiện những dấu hiệu như khó ngủ, chán ăn, mệt mỏi, sụt cân đột ngột,…

Khả năng sống sót cho trẻ bị ung thư xương

Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư xương còn tùy thuộc vào loại ung thư và mức độ phát triển của các tế bào gây ung thư. Theo thống kê, hầu hết những bệnh nhân mắc ung thư xương có thể sống sót trên 5 năm, nếu được phát hiện và điều trị sớm. Dưới đây là thống kê về tỷ lệ sống trên 5 năm cho bệnh nhân ung thư xương:

Xạ hình xương là phương pháp phát hiện sớm những tổn thương do ung thư xương nguyên phát gây ra. Từ đó làm cơ sở tiến hành sinh thiết và phát hiện sớm khối u ác tính trong xương.

Điều trị cho trẻ bị ung thư xương

Điều trị cho trẻ bị ung thư xương

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp triệt căn, giúp loại bỏ các khối u gây ung thư. Đối với ung thư xương, phẫu thuật không chỉ cắt bỏ những khối u mà còn bao gồm cả những mô khỏe mạnh xung quanh nó. Kỹ thuật phẫu thuật cắt bỏ rộng đã làm giảm số lần cắt cụt chi được thực hiện cho những người bị ung thư xương. Những ca phẫu thuật bảo tồn này thường đòi hỏi phải phục hình bằng tấm kim loại hoặc xương từ các bộ phận khác của cơ thể.

Tuy nhiên, đối với những người bị ung thư ở những nơi không thể cắt bỏ hoàn toàn bằng phẫu thuật thì cắt cụt chi có thể là phương án điều trị tốt nhất.

Sử dụng thuốc cho trẻ bị ung thư xương

Đây là liệu pháp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng thuốc. Một số hình thức sử dụng thuốc bao gồm tiêm tĩnh mạch, dạng uống (viên nang). Các loại trị liệu toàn thân được sử dụng cho ung thư xương có thể bao gồm:

Xạ trị

Là biện pháp sử dụng tia xạ để làm tổn thương các tế bào ung thư, và ngăn chúng phát triển. Tuy nhiên, đối với ung thư xương, liệu pháp này không khả quan và không đáp ứng được mục tiêu điều trị. Chỉ có thể xạ trị những triệu chứng chống đau và chống gãy xương.

Hóa trị

Là phương pháp sử dụng thuốc nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư, giữ cho các tế bào ung thư không phát triển, phân chia và tạo ra nhiều tế bào hơn.

Lời kết

Trẻ bị ung thư xương tuy rất nguy hiểm nhưng không là bệnh nan y. Trong 2 giai đoạn đầu tỷ lệ trẻ mắc được chữa khỏi khá cao. Vì vậy, bố mẹ không nên quá lo lắng. Hãy cho để ý nếu trẻ có các dấu hiệu đau nhức xương khớp. Quan trọng hơn, hãy cho trẻ khám sức khỏe tổng quát mỗi 3 năm. Đây là cách phòng bệnh đơn giản và rất hiệu quả. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version