Site icon Medplus.vn

Trẻ bị vảy nến có sao không? – Những điều phụ huynh cần biết

Trẻ bị vảy nến là gì?

Trẻ bị vảy nến khi tốc độ phát triển của các tế bào da diễn ra quá nhanh, làm tích tụ trên bề mặt da. Nó khiến làn da bé trở nên dày hơn rất nhiều và tạo thành các mảng mẩn đỏ. Lúc này, trẻ sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy, trên da phủ đầy vảy màu trắng bạc. Vảy nến có thể xuất hiện bất cứ chỗ nào trên da bé, đặc biệt là vùng da đầu, đầu gối, khuỷu tay, thân mình,… Có nhiều yếu tố gây bệnh vảy nến cho trẻ, bao gồm yếu tố di truyền. Bệnh không quá nguy hiểm tuy nhiên nó khiến trẻ gãi rất nhiều vào vùng da tổn thương, dẫn đến rách da, chảy máu. Vậy cách điều trị vảy nến cho trẻ ra sao? Mời bạn đọc xem qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ bị vảy nến

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh vảy nến chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã thống kê những yếu tố có thể gây bệnh như:

Bất thường di truyền trong hệ thống miễn dịch

Đột biến gen là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh vảy nến. Em bé có cha mẹ bị vảy nến có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Vảy nến là một bệnh tự miễn

Tế bào lympho T tấn công các tế bào da khỏe mạnh do nhầm lẫn chúng là các tác nhân lạ. Vị trí nơi chúng tấn công các tế bào da dày lên, hình thành các mảng trong bệnh vảy nến.

Các yếu tố nguy cơ kích hoạt gen bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có thể xảy ra khi các gen khiếm khuyết được kích hoạt do một yếu tố bên ngoài khác. Đây không phải nguyên nhân trực tiếp gây bệnh vảy nến. Nó là yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ bị vảy nến. Chúng bao gồm:

Vảy nến không phải bệnh truyền nhiễm. Do đó nó không lây qua người khác khi tiếp xúc với người bệnh.

Dấu hiệu trẻ bị vảy nến

Vảy nến ở trẻ em được chia thành nhiều loại. Cứ mỗi loại lại gây ra các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, các triệu chứng phổ biến nhất mà bệnh nhân có thể gặp phải bao gồm:

Vảy nến là bệnh mãn tính. Do đó, nó có phát triển mạnh ở một thời điểm, sau đó thuyên giảm rồi tái phát. Bác sĩ cũng khó đoán được thời điểm bệnh tái phát. Họ cũng không thể lường trước mức độ nặng nhẹ các triệu chứng khi bệnh bắt đầu một chu kỳ mới.

Điều trị cho trẻ bị vảy nến

Cho đến nay, bệnh vảy nến vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Những phương pháp được áp dụng cũng chỉ nhằm vào mục đích làm giảm triệu chứng, giảm thiểu các mức độ nặng của các đợt cấp. Thông thường, các biện pháp điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em gồm:

Các loại thuốc bôi tại chỗ

Đây được xem là phương pháp điều trị vảy nến được sử dụng phổ biến nhất. Chúng có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngoài da ở cả mức độ nhẹ đến trung bình. Các loại thuốc này thường chứa cả những hoạt chất có tác dụng chữa trị và cả kem dưỡng ẩm để tăng cường độ ẩm cho làn da. Các dạng thường được dùng bao gồm:

Trẻ thường được bác sĩ chỉ định bôi 2-3 lần/ngày. Bố mẹ lưu ý cho trẻ cho bôi vào khung giờ cố định mỗi ngày.

Điều trị cho trẻ bị vảy nến bằng liệu pháp ánh sáng

Để điều trị bệnh vảy nến bằng ánh sáng, có thể sử dụng cả ánh sáng tự nhiên và nhân tạo. Chúng đều có tác dụng giảm bớt những triệu chứng do bệnh gây ra. Hiện nay, có một vài cách chữa trị mới hơn bằng cách sử dụng tia laser và các dược chất được kích hoạt bằng một nguồn ánh sáng đặc biệt.

Việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng có thể khiến các triệu chứng trở nên trầm trọng. Do đó, hãy chắc chắn là đã tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị cho con. Để liệu pháp này mang đến tác dụng tốt, các bác sĩ cũng khuyên các mẹ nên cho con tiếp xúc nhiều hơn với nguồn ánh sáng tự nhiên. Cha mẹ có thể đưa con đi dạo ở trong công viên, khuyến khích con chơi đùa cùng với bạn bè ở sân trường sau mỗi giờ học.

Sử dụng các loại thuốc dạng uống hoặc tiêm

Trẻ bị vảy nến mức độ vừa đến nặng, bác sĩ có thể chỉ định các dạng thuốc uống hoặc tiêm vào đường tĩnh mạch. Tuy nhiên, các dạng thuốc này có nhiều tác dụng phụ hơn thuốc bôi tại chỗ. Thuốc dạng này cũng chỉ được sử dụng trong thời gian ngắn. Do đó, đây là cách mà các bác sĩ thường cân nhắc sau cùng.

Xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt phù hợp

Để giúp trẻ bị vảy nến giảm phần nào triệu chứng ngứa ngáy, kiểm soát tốt các yếu tố có thể khiến bệnh khởi phát là việc làm rất cần thiết.  Do đó, các mẹ nên tham khảo một số biện pháp sau đây để áp dụng cho con:

Chăm sóc đúng cách cho trẻ bị vảy nến

Một số trẻ chỉ cảm thấy khó chịu do sự ngứa ngáy mà bệnh đem lại. Một số trẻ khác lại đối mặt với nhiều vấn đề hơn. Những mảng đỏ ở vị trí nhạy cảm như da mặt, chân, tay, bộ phận sinh dục có thể khiến bé cảm thấy tự ti về bản thân. Trẻ rất ngại để người khác thấy bệnh của mình do lo sợ bị trêu chọc. Điều này có thể dẫn đến trầm cảm.

Lúc này, phụ huynh nên ở bên cạnh giúp đỡ con nhiều hơn. Hãy giúp con hiểu rằng bị bệnh này không có gì xấu hổ vì ai cũng có thể mắc, kể cả người lớn. Quan trọng nhất là gia đình và bác sĩ đang cố hết sức để chữa trị cho con. hường xuyên động viên, khuyến khích con cũng là việc nên làm. Bởi điều này sẽ giúp con nhận ra được giá trị của bản thân, con sẽ không cảm thấy tự ti vì chính mình.

Lời kết

Trẻ bị vảy nến có thể đối mặt với rất nhiều phiền phức và bất tiện trong sinh hoạt. Việc điều trị sớm sẽ giúp bé hạn chế các tổn thương da nghiêm trọng hơn. Bên cạch đó, phụ huynh cũng cần quan tâm đến tâm lý của bé, giúp bé vượt qua khó khăn này. Chúc cả gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version