Site icon Medplus.vn

Trẻ bị vảy phấn hồng có chữa được không? – Những lưu ý quan trọng

Trẻ bị vảy phấn hồng là gì?

Trẻ bị vảy phấn hồng là hiện tượng khá phổ biến, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. Đây là một loại phát ban, xuất hiện trên da có hình tròn hoặc bầu dục, màu hồng nhạt. Bụng, lưng, ngực, cánh tay là những vị trí thường xuất hiện của vảy phấn hồng. Bệnh gây ngứa rất nhiều giống như hắc lào nhưng không lây từ người sang người. Bệnh thường xuất hiện mùa xuân và mùa thu và có thể tự khỏi sau 2-8 tuần. Triệu chứng ngứa ngáy gây rất nhiều phiền toái cho trẻ. Vì vậy, phụ huynh rất quan tâm cách chữa trị nhanh hơn tự khỏi. Hãy khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ bị vảy phấn hồng

Nguyên nhân gây ra vảy phấn hồng đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Một số nghiên cứu cho thấy bệnh này có liên quan đến nhiễm trùng bởi virus, đặc biệt là một chủng virus Herpes (không phải loại virus gây mụn rộp sinh dục).

Vảy phấn hồng phổ biến hơn ở bé gái. Bệnh bắt đầu xuất hiện chủ yếu từ khi các bé lên 10 tuổi. Đặc biệt, dù là bệnh ngoài da nhưng không lây. Vì vậy, việc sóc trẻ bị bệnh này ít hạn chế hơn nhiều bệnh ngoài da khác.

Các yếu tố cũng như nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được thống nhất. Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn người lớn.

Triệu chứng trẻ bị vảy phấn hồng

Đặc trưng của vảy vấn hồng là những đốm hình tròn hoặc bầu dục màu hồng phấn. Những đốm này có thể chỉ xuất hiện một cái duy nhất với kích thước từ 2-5cm. Nhưng đa phần các trường hợp vảy mọc rải rác ở một vùng da như lưng, ngực, bụng,… Một số trẻ có thể kèm theo triệu chứng ít phổ biến như mệt, sốt, nhức đầu, đau bụng.

Tuy nhiên, phần lớn bé mắc bệnh này thường không có triệu chứng ngoại trừ phát ban. Bố mẹ nên đưa bé đi khám nếu bệnh không thuyên giảm sau 8 tuần.

Điều trị cho trẻ bị vảy phấn hồng

Trong hầu hết trường hợp, vảy phấn hồng sẽ tự khỏi trong vòng 2 tháng. Việc điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng ngứa. Khi đi khám, bác sĩ sẽ chỉ định một kem bôi phù hợp với tình trạng của bé. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê cho bé loại xà phòng chứa acid salicylic làm bong vẩy.

Vảy phấn hồng có thể gây ra những cơn ngứa dữ dội. Vì vậy, trong quá trình điều trị, bố mẹ không để bé gãi vào các vết ban. Gãi quá nhiều sẽ làm xước da, chảy máu và bệnh cũng sẽ lâu khỏi hơn. Có thể ngăn chặn việc này bằng cách cắt móng tay thường xuyên và đeo găng tay cho bé.

Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên dùng gạc hay băng dán bịt vết thương lại. Cách này có thể ngăn bé gãi vào đó nhưng sẽ làm da bị bí hơi. Thay vào đó, bố mẹ hãy cho bé phơi nắng sớm 20 phút mỗi ngày. Tia cực tím có thể góp phần tiêu diệt tác nhân gây bệnh.

Không tự ý mua thuốc bôi cho trẻ. Sử dụng sai thuốc có thể khiến vết thương lan ra và trở thành sẹo vĩnh viễn.

Những thói quen giúp trẻ bị vảy phấn hồng hạn chế diễn tiến của bệnh

Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe bé.

Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bé.

Nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà bé đang dùng

Tắm bằng nước ấm, có thể dùng các sản phẩm sữa tắm từ bột yến mạch để điều trị.

Phòng ngừa trẻ bị vảy phấn hồng

Dù chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh nhưng một vài thống kê cho thấy nguy cơ mắc bệnh sẽ thấp hơn nếu bé hạn chế hoặc có những thói quen sau:

Lời kết

Trẻ bị vảy phấn hồng gặp rắc rối với những cơn ngứa dai dẳng. Bố mẹ hãy tham khảo bác sĩ để giúp bé giảm bớt triệu chứng này một cách phù hợp. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version