Site icon Medplus.vn

Trẻ bị vảy phấn trắng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ bị vảy phấn trắng có sao không?

Trẻ bị vảy phấn trắng là hiện tượng khá phổ biến. Đây là một bệnh da liễu lành tính, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Vảy phấn trắng xuất phát từ cơ chế tự miễn nên còn được gọi là rối loạn đáp ứng miễn dịch xuất hiện trên da. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh có thể gây mất thẩm mỹ. Vảy phấn trắng thường xuất hiện ở những vị trí dễ thấy như vùng mặt, cổ, tay. Trẻ bị vảy phấn trắng có thể tự ti do lo sợ bị bạn bè trêu chọc. Vì vậy, bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị cho trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị vảy phấn hồng

Nguyên nhân gây bệnh vảy phấn trắng khá đa dạng bao gồm:

Suy yếu, rối loạn hệ miễn dịch

Các chuyên gia cho biết, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây bệnh. Nhiều thống kê cũng cho thấy, có mối liên hệ chặt chẽ giữa sự suy yếu và rối loạn hệ miễn dịch với vảy phấn trắng.

Thời tiết

Bệnh vảy phấn trắng thường bùng phát khi thời tiết nóng ẩm, khô hanh. Thay đổi thời tiết đột ngột cũng gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng bệnh.

Tiếp xúc hóa chất

Sử dụng xà bông tắm, dầu gội hoặc sử dụng chất tẩy rửa nhiều kiềm cũng làm trầm trọng thêm triệu chứng vảy phấn trắng.

Do cơ địa

Bệnh hay gặp ở trẻ bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm, da khô.

Di truyền

Tương tự như một số bệnh ngoài da khác, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân khiến bệnh vảy phấn trắng xuất hiện. Những người có tiền sử bản thân hoặc gia đình bị hen suyễn, chàm thể tạng thì tỷ lệ mắc vảy phấn trắng rất cao.

Dấu hiệu trẻ bị vảy phấn trắng

Vảy phấn trắng là những đám da hình tròn, bầu dục hoặc hình dạng không rõ. Những đám da này có màu trắng do giảm sắc tố. Trên bề mặt da xuất hiện lớp vảy phấn nhỏ li ti, khó tróc. Khi mới phát bệnh, các tổn thương có màu hồng sau đó nhạt dần và kèm theo ngứa ngáy. Kích thước tổn thương có đường kính từ 0,5 – 2cm. Vị trí tổn thương thường ở mặt, thân người, chân, tay và nhất là 2 má.

3 giai đoạn trẻ bị vảy phấn trắng phải trải qua

Giai đoạn 1

Tổn thương của bệnh thường xuất hiện vảy mờ nhạt, có màu đỏ hồng. Đường kính tổn thương khoảng 1cm. Số lượng đốm từ 4 – 5 cái hoặc có thể lên đến 20. Các tổn thương rõ ràng ở những trẻ có làn da sẫm màu.

Giai đoạn 2

Những tổn thương này bắt đầu mờ dần và chuyển sang màu trắng

Giai đoạn cuối

Da dần trở lại sắc tố bình thường. Tình trạng này có thể kéo dài vài tháng. Một số trường hợp nặng, bệnh có thể kéo dài tới 3 năm. Bệnh ít để lại sẹo nên bố mẹ không nên quá lo lắng.

Vảy phấn trắng đôi khi bị nhầm lẫn với bệnh bạch biến. Tuy nhiên, đây là 2 bệnh khác nhau. Bạch biến thường tổn thương lan rộng và có viền rõ ràng với vùng da xung quanh. Vảy phấn trắng gây tổn thương khu trú thành từng mảnh nhỏ và có viền mờ hơn.

Điều trị cho trẻ bị vảy phấn trắng

Lời kết

Trẻ bị vảy phấn trắng có thể gặp vấn đề về thẩm mỹ dẫn đến tự ti. Dù là bệnh không nguy hiểm nhưng nó vẫn gây ngứa ngáy cho trẻ. Rất khó để tập trung học hành khi những cơn ngứa cứ liên tiếp kéo đến. Điều trị càng sớm càng giúp trẻ nhanh chóng lấy lại cân bằng cuộc sống. Chúc bé và gia đình khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version