Site icon Medplus.vn

Trẻ bị viêm cầu thận cấp có nguy hiểm không? – Bố mẹ cần lưu ý điều gì?

Trẻ bị viêm cầu thận cấp là gì?

Trẻ bị bị viêm cầu thận cấp là tình trạng rất phổ biến. Thận là cơ quan quan trọng có nhiệm vụ lọc máu và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Các đơn vị nhỏ giữ chức năng lọc máu trong thận gọi là cầu thận. Cầu thận bị viêm nhiễm do nhiều yếu tố khác nhau khiến chúng làm việc không đúng cách. Chất lỏng bị ứ đọng trong cơ thể khiến trẻ bị sưng mặt, bàn chân, mắt cá chân, cẳng chân. Viêm cầu thận cấp tính là bệnh có thể chữa được. Tuy nhiên, nếu biến chứng trở thành mãn tính thì gần như không thể chữa khỏi. Do đó việc phát hiện sớm và điều trị viêm cầu thận cấp cho trẻ là rất quan trọng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm cầu thận cấp

Các rối loạn miễn dịch

Nhiễm virus

Virus HIV gây suy giảm miễn dịch ở người và các virus ảnh hưởng đến gan như virus viêm gan B, virus viêm gan C.

Bệnh u hạt Wegener

Đây là một bệnh gây viêm các mạch máu ở mũi, xoang, cổ họng và thận.

Các bệnh làm ảnh hưởng đến mạch máu

Viêm mạch hoặc ban xuất huyết Henoch Schonlein

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A (vi khuẩn gây viêm họng)

Ở trẻ em, đây là nguyên nhân phổ biến nhất.

Triệu chứng trẻ bị viêm cầu thận cấp

Phù

Bệnh thường gây phù mặt, hai phân phù, mí mắt sưng nề, rõ nhất là ở quanh cổ chân. Triệu chứng phù thường xảy ra nhiều vào buổi sáng và giảm nhanh khi lúc chiều tối. Sau khoảng 10 ngày xuất hiện triệu chứng này, phù sẽ giảm dần sau khi trẻ đi tiểu nhiều.

Tiểu ra máu

Trẻ đi tiểu ra máu từ 1 – 2 lần/ngày, nước tiểu có màu đỏ đục như nước rửa thịt, không thường xuyên. Triệu chứng này thường xuất hiện trong tuần đầu trẻ bị mắc bệnh và có thể tái phát lại sau 2 – 3 tuần. Càng về sau, số lần tiểu ra máu thưa dần, sau khoảng 3 – 4 ngày tiểu một lần rồi hết hẳn. Triệu chứng này không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng.

Tiểu ít

Trẻ thường gặp trong tuần đầu khi mắc bệnh, khối lượng nước tiểu của trẻ dưới 500ml/ngày, kéo dài trong 3 – 4 ngày, không bị tăng ure và creatinin máu hoặc tăng không đáng kể.

Triệu chứng này có thể tái phát trong 2 – 3 tuần đầu trẻ mắc bệnh. Đặc biệt trong trường hợp suy thận cấp tính, triệu chứng thiểu niệu, vô niệu kéo dài và tăng creatinin máu, ure.

Trẻ bị viêm cầu thận cấp có thể bị tăng huyết áp

Đây là triệu chứng thường gặp nhất, chiếm tới 50% trẻ bị viêm cầu thận cấp. Tăng huyết áp dao động trong khoảng 140/90 mmHg, một số trường hợp kéo dài nhiều ngày với huyết áp khoảng 180/100mmHg. Người bệnh có cảm giác choáng váng, đau đầu dữ dội, hôn mê, co giật do phù não và có thể dẫn đến tử vong.

Suy tim

Triệu chứng tăng huyết áp kịch phát thường đi kèm với suy tim do đột ngột tăng khối lượng tuần hoàn. Trẻ bị suy thận cấp tính có biểu hiện không nằm được, khó thở, dễ dẫn đến phù phổi (toát mồ hôi, thở nhanh và nông, hố trên đòn, khó thở dữ dội, co rút hố trên ức, co rút khoang gian sườn), khạc ra bọt màu hồng, ho,…

Ngoài ra, trẻ còn có một số triệu chứng khác như:

Các triệu chứng của viêm cầu thận có thể giống với các bệnh khác. Do đó, nếu bạn nghi ngờ trẻ có thể bị viêm cầu thận cấp, hãy đưa trẻ đi khám ngay.

Trẻ bị viêm cầu thận cấp có thể gặp biến chứng gì?

Nếu không được điều trị triệt để, tình trạng viêm cầu thận cấp có thể dẫn đến suy thận mạn tính. Nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp hoặc suy tim. Thậm chí trẻ có thể bị vô niệu, thận hư, không lọc được nước tiểu và dẫn đến tử vong.

Điều trị cho trẻ bị viêm cầu thận cấp

Phương pháp điều trị viêm cầu thận cho trẻ sẽ được chỉ định dựa vào các yếu tố:

Nếu viêm cầu thận là do nhiễm liên cầu khuẩn, việc điều trị sẽ tập trung điều trị các triệu chứng liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp. Tuy nhiên, đa phần các phương pháp điều trị sẽ tập trung vào việc làm chậm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng.

Chế độ ăn dành cho trẻ bị viêm cầu thận cấp

Ăn ít muối

Bạn nên cho trẻ ăn những thực phẩm chứa ít muối để cải thiện và kiểm soát huyết áp. Hạn chế nguy cơ tăng huyết áp và ngăn chặn nguy cơ ứ nước dẫn đến sưng tấy.

Hạn chế nước

Hạn chế cung cấp nước quá nhiều cho cơ thể để giúp kiểm soát huyết áp và làm giảm gánh nặng cho thận khi thận đã bị suy yếu.

Hạn chế các loại thực phẩm giàu protein

Bạn nên chú ý tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có quá nhiều chất đạm. Điều này giúp thận làm việc hiệu quả hơn. Việc ăn ít các thực phẩm giàu protein sẽ làm giảm gánh nặng công việc của thận, giúp thận phục hồi và làm chậm sự tích tụ chất thải trong máu.

Phòng ngừa trẻ bị viêm cầu thận cấp

Chống nhiễm liên cầu khuẩn bằng cách cho trẻ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Giữ vệ sinh cơ thể, tắm gội sạch sẽ để tránh viêm da, chốc đầu.

Phát hiện và điều trị sớm viêm họng do liên cầu khuẩn.

Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh viêm cầu thận cấp.

Ở các trẻ hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn liên cầu cần điều trị dự phòng Penicillin với liều lượng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Với trẻ đã bị viêm cầu thận cấp, đề phòng tái phát bằng cách điều trị tích cực các ổ nhiễm khuẩn do liên cầu và giữ ấm cho trẻ, tránh lạnh đột ngột.

Lời kết

Trẻ bị viêm cầu thận cấp cần được điều trị sớm, tránh biến chứng thành bệnh mãn tính. Khi chăm sóc cho trẻ bị bệnh này, phụ huynh cần lưu lưu ý chế độ dinh dưỡng. Và quan trọng nhất là tránh gia tăng áp lực lên thận. Hy vọng bài viết đã cung cấp đủ kiến thức cần thiết cho bạn đọc. Chúc cả gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version