Site icon Medplus.vn

Trẻ bị viêm não Nhật Bản là gì? – Căn bệnh ẩn chứa nhiều nguy hiểm

Trẻ bị viêm não Nhật Bản là gì?

Trẻ bị viêm não Nhật Bản một thời gian dài là mối lo lắng của rất nhiều phụ huynh. Ca bệnh lâm sàng đầu tiên được ghi nhận tại Nhật Bản cách đây hơn 1 thế kỷ. Tuy nhiên, nguồn gốc của bệnh lại xuất phát từ một loại virus cổ đại ở khu vực quần đảo Mã Lai. Trong quá khứ đã từng có 4 đợt bùng phát viêm não Nhật Bản lớn và Việt Nam cũng là nước chịu ảnh hưởng. Bệnh chủ yếu nhằm vào các trẻ nhỏ từ 5-9 tuổi. Dấu hiệu nhận biết thường không rõ ràng vì rất giống bệnh cảm cúm thông thường. Bố mẹ hãy theo dõi bài viết này để hiểu hơn về sự nguy hiểm của viêm não Nhật Bản nhé.

Trẻ bị viêm não Nhật Bản là gì?

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm não Nhật Bản

Viêm não Nhật Bản do một loại virus thuộc nhóm flavivirus gây ra,  ảnh hưởng đến người và động vật. Virus gây bệnh được truyền từ động vật sang người thông qua vết muỗi đốt. Loài động vật mang mầm bệnh viêm não Nhật Bản thường là lợn và chim hoang dã. Muỗi sẽ bị nhiễm virus sau khi hút máu từ các loài động vật bị bệnh.

Ở nước ta, loài muỗi truyền bệnh này xuất hiện đa số ở miền Bắc, tăng nhiều vào những tháng thuộc mùa nóng. Ban ngày, chúng thường nấp trong các bụi cây ngoài vườn quanh nhà. Đêm đến, chúng bay vào nhà đốt người, thường vào thời điểm mặt trời mọc hoặc hoàng hôn từ 18h đến 22h. Muỗi thích đẻ trứng trong ruộng lúa, kênh mương gần nơi sinh sống.

Bệnh viêm não Nhật Bản không có khả năng lây trực tiếp từ người sang người. Trong sinh hoạt hàng ngày, ăn uống chung, dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc gần gũi với người thân mắc bệnh cũng không làm lây nhiễm bệnh.

Dấu hiệu trẻ bị viêm não Nhật Bản

Dấu hiệu trẻ bị viêm não Nhật Bản

Biểu hiện lâm sàng

Triệu chứng viêm não Nhật Bản thường khá nguy hiểm do khả năng gây tổn thương ở não, Bệnh có thể để lại di chứng thần kinh nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng đầu tiên nhận thấy là sốt cao đến 39 – 40 độ C, kèm theo các cơn đau đầu, cảm giác buồn nôn và nôn. Sau đó, viêm não Nhật Bản dẫn đến dấu hiệu co giật, co cứng cơ và lú lẫn.

Các triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:

Ảnh hưởng hệ thần kinh thực vật

Trẻ bị viêm não Nhật Bản ngoài những biểu hiện trên còn có thể xuất hiện một vài trong số các triệu chứng do hệ thần kinh thực vật bị tổn thương sau đây:

Trẻ bị viêm não Nhật Bản có nguy cơ gặp phải những biến chứng nào?

Các cấp độ biến chứng tùy thuộc vào thời gian phát hiện và điều trị. Càng để lâu thì nguy cơ biến chứng càng cao, nặng nhất là tử vong. Tử vong do viêm não Nhật Bản thường xảy ra trong vòng 7 ngày đầu khi bé có hôn mê sâu, co giật và những triệu chứng tổn thương não nặng nề. Nếu qua được giai đoạn này các triệu chứng giảm dần. Nhưng có đến 50% số bệnh nhân sẽ phải “sống chung” với biến chứng viêm não Nhật Bản về thần kinh và tâm thần. Cụ thể:

Điều trị cho trẻ bị viêm não Nhật Bản

Cho tới hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu dành cho căn bệnh Viêm não Nhật Bản. Chính vì vậy, việc điều trị viêm não Nhật Bản chủ yếu là:

Chống phù nề não

Điều trị chống phù não cho trẻ bị viêm não Nhật Bản như sau:

Truyền các loại dịch ưu trương để làm tăng áp lực thẩm thấu máu. Phương pháp này nhằm rút nước ở các tổ chức, tế bào và trong khoang gian bào vào lòng mạch. Qua đó chống phù nề não. Loại dịch được sử dụng ở đây là Manitol 20% với liều lượng từ 1 – 2 g/kg cân nặng, tốc độ truyền lớn, có thể cho chảy nhanh chóng.

Với những trường hợp đã bị phù não nặng, bé có biểu hiện co giật thì sử dụng Corticoid để giúp làm bình thường hóa sự thẩm thấu của mạch máu, chống lại sự tích lũy nước và muối ở tổ chức não. Có thể lựa chọn sử dụng Dexamethason hoặc Solumedrol.

Điều trị triệu chứng cho trẻ bị viêm não Nhật Bản

An thần, cắt cơn co giật bằng

Hạ nhiệt độ

Do trẻ bị viêm não Nhật Bản thường sốt cao liên tục, nên cần phải hạ nhiệt độ cho trẻ bằng các cách sau:

Thuốc hạ sốt có thể sử dụng như Efferalgan dung dịch 5ml/lần, 2 – 3 lần/24 giờ hoặc viên đạn Efferalgan 1 – 2 viên đạn/24 giờ.

Hồi sức hô hấp và tim mạch

Ngăn ngừa bội nhiễm, dinh dưỡng và chống loét cho trẻ bị viêm não Nhật Bản

Phòng ngừa trẻ bị viêm não Nhật Bản như thế nào?

Phòng ngừa trẻ bị viêm não Nhật Bản như thế nào?

Ngăn chăn nguy cơ từ vật trung gian

Đối với các khu vực như ao hồ, đầm sông nên thường xuyên vệ sinh, làm sạch rong rêu.

Các nguồn nước nhỏ hơn như vũng nước, bể nước hoặc bể cá cảnh trong nhà….cần làm vệ sinh khơi thông dòng nước, hoặc thả những loài cá có thể ăn bọ gậy, các loài muỗi.

Những đồ vật chứa nước phế thải cũng là nơi sản sinh của muỗi truyền bệnh viêm não nhật bản. Vì vậy, bố mẹ cần dọn sạch, làm vệ sinh, tiêu hủy hàng ngày.

Khu dân cư sát khu vực ruộng lúa nước cần chú ý việc điều tiết nước tưới tiêu, kết hợp nuôi thả loài cá có khả năng chống chịu cao để ăn bọ gậy.

Việc sử dụng chất diệt muỗi tuy có hiệu quả cao nhưng nó chỉ giới hạn trong thời gian nhất định và không gian hạn chế, bên cạnh đó giá thành cũng rất cao.

Tiêm ngừa vaccine

Phòng ngừa trẻ bị viêm não Nhật Bản bằng vaccine có hiệu quả lên đến 91%.

Tham khảo ý kiến bác sĩ kế hoạch tiêm ngừa cho bé. Quy trình tiêm chủng thường là:

Tiêm vaccine không áp dụng cho trẻ đang bị sốt cao hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng khác.

Lời kết

Trẻ bị viêm não Nhật Bản ngày nay gần như đã được ngăn chặn hoàn toàn bằng chương trình tiêm chúng quốc gia. Tuy nhiên, bệnh vẫn có nguy cơ khởi phát vào những mùa nắng nóng đối với những cá nhân chưa tiêm ngừa. Bạn đã biết cách để bảo vệ bé yêu khỏi căn bệnh nguy hiểm này rồi đúng không nào? Chúc cả gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khả

Exit mobile version