Site icon Medplus.vn

Trẻ bị viêm tủy răng là gì? – Những điều bố mẹ cần lưu ý

Trẻ bị viêm tủy răng là gì?

Trẻ bị viêm tủy răng là tình trạng phần tủy trong răng bị vi khuẩn tấn công, gây sưng và đau nhức. Đây là hiện tượng rất phổ biến đối với các bé nhỏ tuổi. Viêm tủy răng là kết quả của sâu răng lâu ngày không được chữa. Bệnh gây rất nhiều phiền toái cho trẻ. Những cơn đau nhức kéo dài khiến trẻ hầu như không tập trung làm được gì, nhất là ăn uống. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé. Chưa kể, nếu để lâu có thể dẫn đến biến chứng răng miệng nguy hiểm khác. Việc phát hiện sớm và điều trị viêm tủy răng cho bé là rất quan trọng. Cùng xem qua bài viết dưới đây cách nhận biết, điều trị cũng như phòng ngừa viêm tủy răng nhé.

Trẻ bị viêm tủy răng là gì?

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tủy răng

Viêm tủy răng sữa là bệnh lý xảy ra khi có phản ứng viêm của mô tủy răng sữa, làm tăng tưới máu dẫn đến tăng áp lực nội tủy chèn ép thần kinh và gây đau.

Những nguyên nhân gây viêm tủy răng sữa thường gặp như sâu răng, chấn thương răng.

Sự tiến triển của sâu răng ở răng sữa tương tự như ở răng vĩnh viễn, tuy nhiên tốc độ nhanh hơn. Khởi đầu tổn thương sâu răng là vết trắng ở bề mặt men. Nếu không xử trí, tổn thương sâu răng sẽ tiếp tục phá hủy lớp men (sâu men), sau đó đến lớp ngà răng, giai đoạn này phát triển nhanh hơn so với sâu men và sâu răng sẽ lan rộng.

Sâu độ 1

Men răng bị acid tấn công và bị phá hủy. Bề mặt men răng có đốm trắng sau biến thành đen. Sâu ở men không có cảm giác và không đau.

Sâu độ 2

Ngà răng bị phá hủy, trẻ sẽ có cảm giác ê buốt khi ăn lạnh và thức ăn chua.

Sâu độ 3

Nếu răng có một lỗ sâu mà không trám ngay, sâu răng tiến dần đến tủy. Cảm giác lúc này đau càng nhạy cảm hơn. Ở giai đoạn này, răng trẻ đau nhức dữ dội, đó là viêm tủy cấp tính.

Sâu độ 4

Viêm tủy nếu không được chữa trị, lâu ngày răng sẽ chết tủy, tủy răng thối và nhiễm trùng đi vào xương và có thể tạo mủ gây áp xe ở chân răng, viêm mô tế bào và có thể gây viêm xương hàm.

Dấu hiệu trẻ bị viêm tủy răng

Dấu hiệu trẻ bị viêm tủy răng

Viêm tủy răng có tổng cộng 3 cấp độ. Tùy theo cấp độ mà dấu hiệu nhận biết tình trạng viêm tủy sẽ khác nhau, cụ thể:

Viêm tủy răng phục hồi (viêm tủy đảo ngược)

Viêm tủy răng không phục hồi (viêm tủy không đảo ngược)

Viêm tủy hoại tử

Răng bị viêm tủy sẽ lung lay

Xương ổ răng tiêu dần

Răng rời khỏi nướu

Biến chứng khi trẻ bị viêm tủy răng

Dễ kích ứng khi ăn

Bé rất dễ bị kích ứng khi ăn những món ăn ngọt, chua, nóng hoặc lạnh. Theo đó, mức độ ê buốt, khó chịu sẽ tăng dần theo cấp độ viêm tủy cho đến khi tủy bị hoại tử hoàn toàn. Những cơn ê buốt có thể tồn tại vài giây hoặc vài giờ sau khi ăn.

Gây mất răng

Khi bị viêm tủy răng ở mức độ 2 và 3, nguy cơ bị mất răng là rất cao. Nếu mất răng ở những vị trí dễ thấy như răng cửa và răng nanh, việc mất răng sẽ làm mất vẻ thẩm mỹ của khuôn mặt. Nếu mất răng ở nhóm răng hàm, khả năng ăn nhai của bé sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Hơn nữa, vùng mất răng sẽ xuất hiện khu vực khó vệ sinh. Về lâu dài nếu không được vệ sinh kỹ, các răng kế cận cũng sẽ bị ảnh hưởng và có nguy cơ mất thêm răng thật.

Suy nhược cơ thể

Thường xuyên xuất hiện những cơn ê buốt khó chịu sẽ khiến bạn bị mất ngủ, biếng ăn, giảm khả năng ăn nhai. Từ đó,bệnh khiến sức khỏe tổng quát dần bị suy giảm.

Điều trị cho trẻ bị viêm tủy răng

Điều trị cho trẻ bị viêm tủy răng

Ở cấp độ 1, viêm tủy răng có thể được điều trị dễ dàng bằng cách khắc phục nguyên nhân khiến tủy bị viêm. Bác sĩ sẽ tiến hành trám răng để bảo vệ tủy trước sự tấn công của các vi khuẩn.

Khi viêm tủy đã đến cấp độ 2 và 3 thì bé sẽ có cảm giác vô cùng khó chịu và đau đớn. Với cấp độ này thì răng sẽ được điều trị tủy và trám lại răng. Nếu viêm tuỷ cấp 3 trong trường hợp răng lung lay nhiều độ 3-4, hoặc có nhiễm trùng lớn quanh chóp răng, Bác sĩ sẽ chỉ định nhổ và cắm Implant sau này. Nếu nhiễm trùng nhỏ và răng không lung lay nhiều có thể điều trị tuỷ và cắt chóp để giữ lại răng thật cho bé.

Những lưu ý khi điều trị cho trẻ bị viêm tủy răng

Đến ngay bác sĩ nếu sau khi đã điều trị viêm tủy răng nhưng vẫn xuất hiện:

Không tự ý mua thuốc hoặc điều trị cho trẻ bị viêm tủy răng tại nhà. Nếu thực hiện sai cách có thể làm mất răng bị viêm và ảnh hưởng xấu đến những răng kế cận.

Vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày bằng kem đánh răng có chứa Fluor và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Có thể dùng thêm nước súc miệng để hạn chế sự tích tụ của vi khuẩn trong khoang miệng.

Thường xuyên khám nha khoa định kỳ tại các địa chỉ nha khoa uy tín để phát hiện sớm bệnh viêm tủy răng hoặc các bệnh lý răng miệng khác.

Lời kết

Trẻ bị viêm tủy răng cần được chữa trị càng sớm càng tốt. Điều này không chỉ giúp trẻ hứng chịu những cơn đau buốt và còn tránh những biến chứng nguy hiểm không đáng có. Ngoài ra, điều trụ sớm còn giúp bé ăn ngon miệng trở lại, đảm bảo cơ thể phát triển toàn diện. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version