Site icon Medplus.vn

Trẻ bị xuất huyết dạ dày có sao không? – Những điều phụ huynh cần biết

Trẻ bị xuất huyết dạ dày có sao không?

Trẻ bị xuất huyết dạ dày thường là hệ quả của viêm loét dạ dày – tá tràng gây ra. Niêm mạc dạ dày bị bị chảy máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân chính được xác định là do tổn thương tại dạ dày khiến vết loét lớn dần, làm giảm tĩnh mạch cửa. Đây là bệnh không thường xảy ra ở trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ. Có những tình trạng nhẹ và không gây nguy hiểm đến sức khỏe trẻ. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể đe dọa tính mạng trẻ nếu không điều trị kịp thời. Cùng xem qua bài viết dưới đây để tìm hiểu về xuất huyết dạ dày ở trẻ em nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ bị xuất huyết dạ dày

Viêm loét dạ dày – tá tràng

Trẻ từ 2 tuổi bắt đầu gặp các vấn đề về dạ dày, trong đó có vết loét ở dạ dày – tá tràng. Những trẻ gặp phải tình trạng này thường do:

Viêm loét dạ dày – tá tràng không được điều trị sớm sẽ khiến vết loét trở nên nghiêm trọng và gây ra tình trạng xuất huyết.

Trẻ bị xuất huyết do polyp dạ dày

Polyp dạ dày là những khối u nhỏ trong niêm mạc dạ dày. Hầu hết các khối u này đều lành tính. Tuy nhiên, một số khối u phát triển bất thường và có thể bị vỡ ra. Khi polyp vỡ ra, vị trí này sẽ xuất hiện tình trạng xuất huyết.

Trẻ em thường gặp phải tình trạng xuất huyết ở đường ruột nhiều hơn ở dạ dày. Xuất huyết dạ dày thường gặp từ trẻ trên 2 tuổi. Hiếm có trường hợp trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này.

Dấu hiệu trẻ bị xuất huyết dạ dày

Nếu tình trạng xuất huyết không nghiêm trọng, bạn sẽ khó nhận thấy những triệu chứng đặc trưng.

Các triệu chứng thông thường bao gồm:

Khi bệnh trở nặng, các dấu hiệu sẽ chuyển thành:

Điều trị cho trẻ bị xuất huyết dạ dày

Mục tiêu điều trị

Khi tiếp nhận trẻ bị xuất huyết dạ dày, bác sĩ sẽ tiến hành xác định mục tiêu điều trị trước khi chỉ định bất cứ phương pháp nào.

Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành hỏi về tiền sử bệnh lý của trẻ và người thân cận huyết. Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng có thể di truyền từ bố mẹ sang trẻ.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ ước lượng máu mất để tiến hành truyền máu. Sau đó, sẽ thực hiện các biện pháp cầm máu, chẩn đoán nguyên nhân và điều trị từ vấn đề nguyên phát.

Truyền dịch và máu

Bác sĩ sẽ truyền nước biển trước khi truyền máu. Việc này nhằm giúp trẻ phục hồi sức khỏe và thể trạng. Đồng thời giúp các cơ quan có lưu lượng máu tuần hoàn máu ổn định.

Điều trị cho trẻ bị xuất huyết dạ dày bằng thuốc

Ngoài ra, bác sĩ sẽ sử dụng những loại thuốc có khả năng cầm máu để giảm lưu lượng máu chảy ra, đồng thời ức chế sản xuất axit trong dạ dày. Hàm lượng axit giảm sẽ giúp trẻ giảm đau và khó chịu tại vị trí bị loét/chảy máu.

Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ. Việc dùng thuốc cần phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Phẫu thuật

Phẫu thuật điều trị xuất huyết dạ dày ở trẻ em được chỉ định trong các trường hợp sau:

Phòng ngừa bệnh tái phát

Trẻ bị xuất huyết dạ dày sau điều trị vẫn có khả năng tái phát. Vì vậy, bố mẹ cần có những biện pháp phòng ngừa phù hợp như:

Lời kết

Trẻ bị xuất huyết dạ dày dù không phổ biến nhưng cũng không nên chủ quan. Ngay khi xuất hiện những dấu hiệu trên, hãy đưa trẻ đi khám càng tốt. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version