Site icon Medplus.vn

Trẻ đi tiểu ra máu có sao không? Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ đi tiểu ra máu có sao không?

Trẻ đi tiểu ra máu là tình trạng xuất hiện số lượng lớn hồng cầu trong nước tiểu. Nước tiểu bình thường không có hồng cầu hoặc có rất ít, chỉ thấy được qua xét nghiệm. Nếu nước tiểu đổi màu đỏ của máu tức là một cơ quan nào đó trong hệ bài tiết đang bị tổn thương. Một số trường hợp bố mẹ nhầm lẫn nước tiểu có máu với màu của thực phẩm. Những thực phẩm đậm màu như củ cả đỏ, thanh long đỏ,… có thể làm đổi màu nước tiểu. Những trẻ uống quá ít nước cũng làm nước tiểu sẫm màu hơn. Vậy làm thế nào để xác định đúng trẻ có đi tiểu ra máu hay không? Mời các bạn xem qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến trẻ đi tiểu ra máu

Các nguyên nhân gây tiểu máu ở trẻ bao gồm:

U cục

Hay gặp u nguyên bào thận, adenoma tế bào sàng, u bàng quang…

Nhiễm trùng

Viêm bàng quang, viêm thận bể thận. Đây là nhóm nguyên nhân thường gặp nhất.

Bất thường bẩm sinh

Hội chứng Alport, hội chứng Goodpasture, thận đa nang, toan ống thận, tắc tĩnh mạch thận…Đây là nhóm nguyên nhân ít gặp.

Nguyên nhân miễn dịch

Bệnh thận IgA thường gây đái máu vi thể phát hiện 1 cách tình cờ. Bệnh thường lành tính ở trẻ em. Khoảng 5% sẽ tiến triển nặng thành hội chứng thận hư, suy thận.

Nguyên nhân chấn thương

Vỡ thận, đụng giập niệu quản, vỡ bàng quang…

Nguyên nhân do thuốc

Một số thuốc gây viêm bàng quang như cyclophosphamide. Một số thuốc gây viêm thận: cephalosporin, sulfamid, thiazide. Ngộ độc nấm, kim loại nặng cũng có thể gây đái máu. Hoặc đái máu sau một số thủ thuật như sinh thiết thận

Chẩn đoán trẻ đi tiểu ra máu

Nếu nhận thấy bất thường trong nước tiểu, hãy đưa trẻ đi khám. Bác sĩ nhi khoa sẽ hỏi bạn về bất kỳ thương tích trẻ từng gặp trong khoảng thời gian gần đây. Thông tin về những thực phẩm đã ăn, loại thuốc đã uống hoặc triệu chứng liên quan khác có thể gây ra sự thay đổi màu nước tiểu. Sau đó, một bài đánh giá tổng quan sức khỏe sẽ được thực hiện. Bao gồm kiểm tra huyết áp, khám bụng để tìm vị trí đau hay bất cứ khối u nào khác.

Con bạn có thể cần thực hiện các xét nghiệm trên mẫu nước tiểu và yêu cầu xét nghiệm máu, siêu âm hoặc chụp X-quang vùng bụng. Việc này giúp Bác sĩ kiểm tra chức năng của thận, bàng quang và hệ thống miễn dịch của con bạn. Từ đó, đưa ra chẩn đoán phù hợp để điều trị cho trẻ.

Nếu nguyên nhân gây tiểu máu vẫn chưa xác định được và tiếp tục xảy ra, trẻ có thể phải sinh thiết thận. Đó là thủ thuật được thực hiện bằng cách dùng kim lấy một mảnh mô thận nhỏ để quan sát dưới kính hiển vi.

Một khi xác định rõ về những nguyên nhân gây ra tiểu máu, Bác sĩ sẽ quyết định khi nào trẻ cần điều trị. Đa số trường hợp là lành tính nên không cần điều trị. Việc theo dõi và tái khám theo hẹn sẽ giúp trẻ được kiểm tra một cách chính xác.

Điều trị cho trẻ đi tiểu ra máu

Việc điều trị để tiểu máu của con bạn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề. Khi trẻ có máu trong nước tiểu vì nhiễm trùng, Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc kháng sinh. Nếu nguyên nhân là sau vận động gắng sức, việc nghỉ ngơi là cần thiết. Một số trẻ tiểu máu vì bệnh lí di truyền như Hemophilia, lúc này trẻ cần nhập viện vì có thể truyền máu. Theo dõi những dấu hiệu nặng hay diễn tiến tiểu máu của trẻ là rất quan trọng.

Chăm sóc trẻ đi tiểu ra máu như thế nào?

Con bạn có thể cần phải tái khám thường xuyên với Bác sĩ chuyên khoa về vấn đề tiểu máu. Ngoài việc cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn, bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ về những vấn đề sau:

Lời kết

Trẻ đi tiểu ra máu không phải là hiện thượng phổ biến. Hầu hết các trường hợp xảy ra là do yếu tố tác động bên ngoài dẫn đến tổn thương hệ thống bài tiết, nhất là thận và niệu đạo. Uống nhiều nước sẽ là giảm đáng kể tình trạng này. Nước sẽ giúp hệ bài tiết hoạt động hiệu quả. Từ đó phòng ngừa tình trạng tiểu ra máu. Chúc bé và gia đình khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version