Trẻ em bị hôi nách có sao không?
Thông thường, trẻ em không có mùi hôi như người lớn cho đến khi bước vào giai đoạn dậy thì. Vậy nên những bé có độ tuổi còn quá em như từ 3, 4, 5, 6 tuổi hoặc vài tháng tuổi hoàn toàn không thể bị hôi nách. Nếu trẻ có mùi hôi chua bất thường, có thể là do chế độ ăn uống, quá hiếu động hoặc bị bệnh. Khi phát hiện ra con trẻ bị hôi nách quá sớm như vậy, bố mẹ cần đưa bé tới khám bác sĩ kịp thời. Còn đối với 1 số trẻ dậy thì sớm (bé gái từ 8 tuổi, bé trai từ 9 tuổi trở lên) thì tình trạng tăng tiết mồ hôi và có mùi cơ thể hoàn toàn bình thường. Vậy trẻ em bị hôi nách phải làm sao?
Hôi nách ở trẻ em là hiện tượng vô cùng bình thường. Bố mẹ chú ý hạn chế không để trẻ vận động mồ hôi nhiều, vệ sinh sạch sẽ vùng nách cho bé. Đồng thời, có thể sử dụng thêm các loại sản phẩm xịt khử mùi dành cho da em bé.
Nguyên nhân trẻ em bị hôi nách
Nhiều bậc phụ huynh phát hiện con em mình có mùi hôi cơ thể từ sớm nhưng không hiểu rõ tại sao trẻ bị hôi nách. Dưới đây là những biểu hiện và nguyên nhân cơ bản về tình trạng hôi nách để bố mẹ tìm hiểu.
Mùi hôi nách xuất hiện là do vi khuẩn xâm nhập các ống tuyến mồ hôi, tác dụng với các chất béo, protein sinh nên mùi khó chịu. Ngoài ra, trẻ bị hôi nách còn có thể kể đến các yếu tố tác động khác như:
- Thực phẩm đưa vào cơ thể chứa các chất khó tiêu hóa nên dạ dày bài tiết 1 phần thông qua tuyến mồ hôi.
- Sử dụng quần áo không thấm hút mồ hôi.
- Trẻ vận động làm đổ mồ hôi nhiều.
- Do sự thay đổi hoocmon trong độ tuổi phát triển của trẻ.
Dấu hiệu ở trẻ em bị hôi nách
Mùi hôi cơ thể thường phát ra từ các bộ phận đặc biệt như bàn chân, nách và vùng cổ. Cơ thể phát ra mùi hôi là dấu hiệu chủ yếu của tình trạng này. Ngoài ra, bé còn có một biểu hiện sau:
- Đổ mồ hôi quá nhiều
- Đổ mồ hôi vào ban đêm
- Tay lạnh
- Sút cân
Các triệu chứng này khá phổ biến khi hệ bài tiết bị ảnh hưởng bởi các bệnh nhiễm trùng hoặc các bệnh khác. Nếu bệnh nặng, bạn cũng có thể thấy các triệu chứng như:
- Đau, tức ở ngực
- Các vấn đề về thị giác
- Hôn mê
- Khó thở.
Cách điều trị cho trẻ em bị hôi nách
1. Phương pháp tự nhiên
Chanh tươi
Thành phần chính của chanh có chứa axit và vitamin C. Đây đều là các dưỡng chất ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và gây mùi. Đặc biệt chanh còn rất an toàn với trẻ em nên các bé dưới 6 tuổi vẫn có thể áp dụng để ngăn ngừa mùi hôi cơ thể.
- Dùng miếng chanh tươi chà trực tiếp vào vùng da dưới cánh tay khoảng 3 – 5 phút.
- Vệ sinh lại da cho thật sạch sẽ.
- Dùng 2 lần 1 tuần để có kết quả chữa hôi nách tốt nhất.
Nếu da bé quá mỏng và nhạy cảm bạn có thể lựa chọn phương pháp khác thay chanh để tránh làm hư tổn tới làn da còn non yếu.
Muối tinh
Muối cũng là hợp chất sát trùng hiệu quả thường được dùng trong Đông y. Trẻ con thường có xu hướng vận động chạy nhảy nên tiết mồ hôi nhiều. Bạn có thể hòa nước muối loãng khi tắm cho bé để giảm thiểu vi khuẩn tích tụ vùng da dưới cánh tay dẫn tới mùi hôi khó chịu.
Tuy nhiên, để bảo vệ làn da bé tốt nhất bạn chỉ nên áp dụng phương pháp trên từ 1 – 2 lần/tuần, không nên quá lạm dụng.
Phèn chua
Phèn chua là bài thuốc dân gian chữa hôi nách tận gốc vô cùng hiệu quả được nhiều người biết tới. Phèn chua không chỉ giúp trẻ giảm tăng tiết mồ hôi mà còn an toàn, không độc hại. Bạn hoàn toàn có thể an tâm dùng cho các bé, kể cả các bé mới 5, 6 tuổi.
- Chưng phèn chua cho đông cứng lại rồi giã nhuyễn thành bột hoặc bạn có thể mua bột phèn chua sẵn ở ngoài chợ, các quầy thuốc đông y.
- Dùng bột phèn chua xoa vào nách sau khi tắm xong để khử mùi hôi.
Bạn hãy dùng cho trẻ 1 lần/tuần, nếu hôi nặng hơn thì có thể nâng tần suất lên nhiều hơn trong tuần. Sau đó bạn hãy giảm về 1 tuần/lần để bảo vệ làn da mỏng yếu của con trẻ.
Lá ổi tươi
Trong lá ổi có thành phần diệt khuẩn, loại bỏ bã nhờn từ sâu trong nang lông. Tắm bằng nước lá ổi thường xuyên có thể giảm hẳn tình trạng trẻ em bị hôi nách sớm.
Mỗi lần tắm bạn đun khoảng 3 – 5 lá với nước nóng rồi hòa với nước mát rồi thực hiện tắm như bình thường. Ngoài ra, bố mẹ chỉ nên sử dụng phương pháp 2 – 3 lần/tuần trong thời gian đầu mới chữa trị, sau đó thấy mùi đã hết thì chỉ cần duy trì 1 lần/tuần.
2. Thay đổi thói quen hàng ngày
Có thể bạn không để ý nhưng chính những thói quen hàng ngày lại là nguyên nhân chính tạo nên mùi hôi cơ thể khó chịu ở trẻ em. Bạn có thể bắt đầu thay đổi những thói quen sinh hoạt hàng ngày để cải thiện tình trạng trên nhanh chóng, hiệu quả.
- Chăm chỉ vệ sinh cá nhân sau khi vận động và vào mỗi cuối ngày.
- Hạn chế ăn các thực phẩm có mùi đặc trưng: cá, trứng, sầu riêng, mít,..
- Lựa chọn mặc quần áo thông thoáng, hút mùi tốt.
- Tiết chế ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ có gas.
- Ăn nhiều chất xơ, hoa quả chứa vitamin A, B, C,..
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ em bị hôi nách phải làm sao? Trẻ em bị hôi nách có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp