Site icon Medplus.vn

Trẻ em bị RÔM SẢY: Phụ huynh cần phải làm gì?

rôm sảy ở trẻ em

Tại sao trẻ em thường bị Rôm sảy?

Rôm sảy hay còn gọi là phát ban nhiệt. Nó thường xảy ra do tuyến mồ hôi của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện, đầy đủ. Ngoài ra, khi cơ thể quá nóng, các tuyến mồ hôi cũng bị tắt nghẽn. Khi đó, mồ hôi bị mắc kẹt dưới da và hình thành các đốm hoặc mụn nước nhỏ.

Do đó, rôm sảy thường xuất hiện vào mùa hè hoặc ở vùng khí hậu nóng ẩm. Đôi khi, rôm sảy cũng xuất hiện khi trẻ bị sốt. Đây là một tình trạng rất phổ biến ở trẻ em và cả người trưởng thành.

Dấu hiệu nhận biết

Rôm sảy ở trẻ em

Các mụn đốm mụn nhỏ li ti, màu đỏ hồng hoặc trong suốt. Chúng thường xuất hiện trên mặt, cổ và các nếp gấp da của con bạn, đặc biệt là ở khu vực mặc tã.

Nếu những mụn nước này bị nhiễm trùng, chúng có thể gây mủ. Khi đó, bạn cần đem trẻ đến gặp bác sĩ ngay!

Yếu tố rủi ro

Điều trị và phòng ngừa Rôm sảy

Bạn có thể điều trị rôm sảy bằng cách đảm bảo con bạn mát mẻ và tránh ra mồ hôi:

Để giúp con bạn cảm thấy thoải mái hơn, bạn có thể:

Rôm sảy sẽ biến mất sau 2-3 ngày, nhưng cũng có thể mất nhiều thời gian hơn.

Nếu con bạn gãi vào vết phồng rộp gây vỡ, hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại kem bôi da có thể giúp ích.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thông thường, Rôm sảy sẽ tự biến mất sau khi điều trị tại nhà. Tuy nhiên nó cũng có thể biến chứng như:

Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn. Ngoài ra, thời tiết quá nóng cũng có thể khiến con bạn bị sốc nhiệt. Hãy lưu ý và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi thấy có điều bất thường nhé!

Luôn giữ cơ thể thoáng mát, sạch sẽ nhé!

Khí hậu Việt Nam đôi khi nóng bức khiến cho không chỉ trẻ em mà người lớn cũng cảm thấy khó chịu. Hãy luôn uống đủ nước và giữ cho cơ thể thoáng mát để phòng ngừa Rôm sảy nhé!

Xem thêm các bí kíp bảo vệ sức khoẻ mỗi ngày tại Medplus!

Bài viết liên quan:

Nguồn: Raising Children, MayoClinic

Exit mobile version