Site icon Medplus.vn

Trẻ em ngại giao tiếp phải làm sao?

Trẻ em ngại giao tiếp phải làm sao?

Trẻ em ngại giao tiếp phải làm sao?

Nhiều trẻ em ngại giao tiếp và tương tác với người khác, khiến bố mẹ lo lắng. Vậy đó có phải là hội chứng sợ xã hội không?

Trẻ em ngại giao tiếp không đơn thuần là tính nhút nhát

Hội chứng sợ xã hội (hay “rối loạn lo âu xã hội”) thường có ảnh hưởng rõ rệt tới trẻ tiểu học và trẻ vị thành niên. Tuy nhiên, hội chứng này cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ từ 4 tuổi.

Trẻ em ngại giao tiếp thường có những biểu hiện sau đây:

Chứng sợ xã hội cũng có một vài dấu hiệu liên quan tới thể chất như: chóng mặt, buồn nôn, đau dạ dày, đỏ mặt và run rẩy.

Trẻ em ngại giao tiếp phải làm sao?

Chứng sợ xã hội dễ bị bỏ qua. Bởi vì những trẻ mắc chứng này thường ít nói và khá ngoan. Nhất là ở độ tuổi đi học, trẻ cũng không hay chia sẻ về nỗi sợ hãi và lo lắng của mình.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng nên phân biệt giữa chứng sợ xã hội và bản tính nhút nhát của trẻ. Rất nhiều trẻ nhút nhát nhưng vẫn tạo dựng được tình bạn bền chặt với bạn bè và sống rất vui vẻ. Tính nhút nhát chỉ trở thành vấn đề chỉ khi nó cản trở các hoạt động hàng ngày của trẻ như kết bạn, thảo luận trong lớp học, tham gia những sự kiện như dự tiệc, văn nghệ… Nếu trẻ em ngại giao tiếp đến mức này thì bố mẹ cũng nên có cách giúp đỡ cho trẻ hòa đồng, thoải mái hơn.

Thực tế về hội chứng trẻ em ngại giao tiếp

Có khoảng 1 đến 9% trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên mắc hội chứng sợ xã hội, tức là tỷ lệ không hề thấp. Trẻ được cho là bị rối loạn lo âu xã hội khi có những biểu hiện của hội chứng này kéo dài hơn 6 tháng và ảnh hưởng rõ rệt tới cuộc sống của trẻ. Khi ấy, trẻ sẽ tương đối thu mình, tỏ ra quá xấu hổ, sợ sệt trước những tình huống giao tiếp bình thường… Lúc này, bố mẹ nên cân nhắc tìm sự hỗ trợ của các bác sĩ và chuyên gia tâm lý để có hướng tác động thích hợp cho con.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version