Site icon Medplus.vn

Kỷ luật trẻ em ở độ tuổi đi học: thách thức và phương pháp

Trẻ em ở độ tuổi đi học khoảng từ 6 đến 9 tuổi mang lại rất nhiều niềm vui cho các bậc phụ huynh. Nhưng, chúng cũng có thể là một thách thức lớn. Những kỹ năng tinh vi của trẻ sẽ đòi hỏi bạn phải có một số chiến lược phức tạp hơn để giáo dục và kỷ luật chúng. May mắn thay, các chiến lược bạn sử dụng để giải quyết các vấn đề về hành vi hiện nay có thể dạy cho con bạn những bài học cuộc sống quý giá.

Hành vi điển hình của trẻ em ở độ tuổi đi học

Không còn là một “đứa trẻ nhỏ” và chưa thể theo kịp “những đứa trẻ lớn”, hành vi của đứa con ở độ tuổi đi học của bạn có thể phản ánh một giai đoạn phát triển chuyển tiếp. Nhìn chung, trẻ em ở độ tuổi đi học có khả năng tập trung lâu dài và sẽ có tính kiên nhẫn cao hơn khi đối mặt với những trở ngại và thất bại. Thời gian chú ý của trẻ sẽ dài hơn cũng như khả năng tập trung vào nhiều hoạt động của chúng.

Trẻ cũng có các kỹ năng nhận thứcthể chất tốt hơn, có thể thực hiện các công việc hàng ngày một cách dễ dàng hơn. Điều này giúp giảm bớt sự thất vọng và tự chủ tốt hơn khi chúng học cách kết hợp giữa trường học, cuộc sống xã hội và cuộc sống gia đình một cách dễ dàng.

Như đã nói, giai đoạn phát triển này của trẻ là giai đoạn mà trẻ có xu hướng kiểm tra các ranh giới. Con bạn ở độ tuổi đi học có thể sẽ hay than vãn và thỉnh thoảng vẫn có biểu hiện cáu gắt mặc dù những cơn giận dữ hoàn toàn sẽ ít phổ biến hơn. Các vấn đề về hành vi như cãi lời có thể mang một ý nghĩa hoàn toàn mới khi trẻ trở nên rõ ràng hơn và có thể bày tỏ suy nghĩ của mình.

Nhiều trẻ em ở độ tuổi đi học khao khát sự độc lập tương đối. Tuy nhiên, bạn có thể thấy rằng mặc dù biết những kỹ năng bạn đã dạy, đôi khi con bạn quên sử dụng chúng. Cho dù trẻ bị cuốn vào việc trêu chọc một đứa trẻ khác hoặc liên tục quên cho mèo ăn, thì rất có thể nhiều kỹ năng xã hội, tình cảm và hành vi của chúng sẽ cần được điều chỉnh.

Hành vi điển hình
  • Khoảng thời gian chú ý dài hơn
  • Kiểm soát bản thân tốt hơn
  • Kiểm tra ranh giới
  • Muốn độc lập
Hành vi thách thức
  • Thách thức
  • Nói dối
  • Anh chị em cạnh tranh và mâu thuẫn
  • La cà, câu giờ
  • Rên rỉ

Những thách thức chung

Cùng với những dấu mốc quan trọng mà trẻ em ở độ tuổi đi học sẽ đạt được, cũng có sự xuất hiện không mấy dễ chịu của các vấn đề về hành vi phổ biến đối với lứa tuổi này.

Mặc dù các vấn đề về kỷ luật trẻ em, chẳng hạn như ngang bướng và cãi lời, có thể đã xảy ra ở những độ tuổi sớm hơn ở trẻ, nhưng những hành vi này có một khía cạnh hoàn toàn thách thức hơn khi trẻ lớn hơn, nhiều lời hơn và độc lập hơn.

Hành vi ngang ngược là phổ biến ở trẻ em ở độ tuổi đi học. Vì vậy, đừng ngạc nhiên nếu con bạn kiểm tra phản ứng của bạn bằng cách từ chối làm hầu hết mọi thứ bạn yêu cầu. Thông thường, sự thách thức là một giai đoạn đến và đi một chút trong suốt thời thơ ấu.

Trẻ em ở độ tuổi đi học đôi khi cũng có khả năng nói dối. Cho dù trẻ đang cố gắng thể hiện bản thân trong điều kiện thuận lợi bằng cách khoe khoang về điều gì đó không thực sự xảy ra, hay trẻ đang nói dối để tránh gặp rắc rối. Nói dối có thể trở thành một thói quen xấu nếu nó không được giải quyết.

Các con của bạn có thể yêu thương nhau nhiều như nhau, sự ganh đua và đánh nhau giữa anh chị em là một phần rất phổ biến trong nhiều mối quan hệ anh chị em. Cho dù con bạn vẫn gây hấn với anh chị em của mình hay liên tục gây gổ với chúng, thì sự ganh đua giữa anh chị em vẫn chắc chắn xảy ra. 

Câu giờ có thể là một hành vi khó chịu khác. Cho dù con bạn mất 10 phút để xỏ giày hay là đứa trẻ ăn chậm nhất thế giới, việc trễ nải, lãng phí thời gian có thể khiến bạn bực bội. Tiếng rên rỉ, khóc lóc của con cũng có thể khiến bạn bực bội. Đó là một trong những âm thanh khó chịu nhất mà con người biết đến. 

 

Phương pháp kỷ luật hiệu quả

Một kế hoạch kỷ luật tốt cần bao gồm cả những củng cố tích cực cũng như những hậu quả tiêu cực. Củng cố hành vi tốt bằng những lời khen ngợi và đưa ra những hậu quả tiêu cực khi con bạn vi phạm các quy tắc. Dưới đây là các chiến lược kỷ luật hiệu quả nhất cho trẻ em ở độ tuổi đi học.

Khen ngợi hành vi tốt

Khen ngợi chân thành những nỗ lực của con bạn và bạn sẽ thúc đẩy sự tự tin của con. Dùng lời khen để khuyến khích con tiếp tục cố gắng, chăm chỉ học tập và nỗ lực hết mình. Thay vì nói, “Hãy cố gắng đạt 10 điểm trong bài kiểm tra nhé” hãy nói, “Chúc con học tập chăm chỉ.”

Đặt con bạn vào một số hình phạt nhẹ

Trẻ em ở độ tuổi đi học không quá lớn để sử dụng hình phạt nhẹ. Hình phạt nhẹ là khoảng thời gian mà bé bị tách ra khỏi tình huống bé quấy phá, làm nũng hoặc từ chối làm theo hướng dẫn. Đây là cơ hội để bé trở nên bình tĩnh, quay lại với mọi người và ghi nhớ những gì mọi người mong muốn ở bé. 

Sử dụng ‘Quy tắc kỷ luật của bà’

Một sự thay đổi tinh tế trong cách bạn sử dụng cụm từ sẽ biến hệ quả thành phần thưởng. Thay vì nói, “Con không thể đạp xe vì phòng của con bừa bộn”, hãy nói, “Con có thể đạp xe ngay sau khi phòng sạch sẽ.” Sau đó, con bạn sẽ học được rằng mình có thể giành được đặc quyền bằng cách đưa ra những lựa chọn tốt.

Cung cấp các hậu quả logic

Sử dụng những hậu quả liên quan trực tiếp đến hành vi phạm tội của con bạn. Nếu con bạn không chịu tắt máy tính khi bạn bảo con làm như vậy, hãy tước bỏ các đặc quyền sử dụng máy tính của con trong 24 giờ.

Cho phép những hậu quả tất yếu

Hãy để con bạn đối mặt với hậu quả của những lựa chọn của trẻ khi an toàn để làm vậy. Nếu trẻ 9 tuổi của bạn không gói đồ ăn nhẹ của mình để đi công viên khi bạn bảo trẻ làm như vậy, hậu quả là trẻ sẽ không có đồ ăn nhẹ để ăn. Con có thể nhớ làm như vậy vào lần sau nếu chúng gặp phải hậu quả tất yếu.  

Tạo một hệ thống phần thưởng

Thiết lập một hệ thống huy hiệu, nhãn dán đơn giản cho phép con bạn thu thập cho hành vi tốt. Sau đó, cho phép trẻ đổi những huy hiệu đó để lấy các đặc quyền, chẳng hạn như thời gian trên thiết bị điện tử của trẻ hoặc cơ hội đi chơi đặc biệt. 

Ngăn ngừa các vấn đề trong tương lai

Việc học ở trường trở nên khắt khe hơn khi con bạn lớn hơn. Một số vấn đề về hành vi có thể xuất phát từ sự thất vọng của trẻ vì không hiểu bài tập. Nhiều đứa trẻ thà bị bạn bè coi là “chú hề của lớp” hơn là đứa trẻ không biết làm toán.

Mặc dù các vấn đề về hành vi xuất phát từ vấn đề học tập vẫn cần được giải quyết bằng các hệ quả, bạn cũng cần phải giải quyết vấn đề cơ bản. Giúp con bạn hình thành những thói quen tốt sẽ giúp chúng thành công ở trường. Tạo một khu vực học bài, chỉ định thời gian làm bài tập và luôn cập nhật tiến trình của con bạn.

Các mối quan tâm nhỏ có thể được giải quyết thông qua thời gian sau giờ học với giáo viên hoặc gia sư. Những lo ngại quan trọng hơn có thể dẫn đến chẩn đoán một vấn đề sức khỏe tinh thần như ADHD hoặc chứng khó đọc. 

Những đứa trẻ bảy tuổi, tám tuổi và chín tuổi có thể xen kẽ giữa sự tự tin thái quá và sự không chắc chắn, nghi ngờ về kỹ năng của chính mình. Trẻ có thể tự so sánh mình với các bạn bằng cách nói: “Bạn ấy vẽ đẹp hơn con” hoặc “Bạn đó là một cầu thủ đá bóng giỏi”, vì vậy, điều quan trọng là phải dạy con bạn rằng bằng cách luyện tập và nỗ lực, con bạn có thể cải thiện kỹ năng của mình.

Nghiên cứu cho thấy một cách tiếp cận có thẩm quyền trong việc nuôi dạy con cái dẫn đến kết quả thành công nhất ở trẻ em. Đặt kỳ vọng cao cho con bạn nhưng hãy hỗ trợ nhiều và nồng nhiệt.

Xác thực cảm xúc và thể hiện sự đồng cảm, nhưng thiết lập các quy tắc rõ ràng và đưa ra hậu quả khi những quy tắc đó bị phá vỡ. Những nỗ lực đó có thể giúp bạn trở thành một bậc cha mẹ có thẩm quyền hơn, đó là chìa khóa để giúp con bạn trở thành một người lớn khỏe mạnh, có trách nhiệm.

Trẻ em ở độ tuổi đi học phụ thuộc vào người lớn để được đảm bảo và an toàn. Một trong những cách tốt nhất để mang lại cho con bạn cảm giác an toàn là dành nhiều sự quan tâm tích cực.

Dành một vài phút mỗi ngày để dành sự quan tâm hoàn toàn cho con bạn. Bất kể trẻ cư xử sai như thế nào, chơi một trò chơi, nói về ngày của bạn hoặc chơi trò bắt bóng. Bằng cách dành nhiều sự quan tâm tích cực cho con bạn, bạn sẽ giảm bớt các hành vi tìm kiếm sự chú ý và con bạn sẽ có xu hướng muốn tuân theo các quy tắc của bạn khi bạn duy trì một mối quan hệ lành mạnh.

 

Mẹo giao tiếp

Mặc dù bạn không muốn có những cuộc trò chuyện kéo dài khiến con bạn xấu hổ vì hành vi sai trái, những cuộc trò chuyện ngắn gọn về cách đưa ra lựa chọn tốt hơn có thể là công cụ giúp con bạn học hỏi.

Con bạn sẽ tìm đến bạn để học cách đối phó với cảm xúc và các tình huống xã hội khó khăn, vì vậy điều quan trọng là bạn phải bình tĩnh khi giao tiếp. Dưới đây là một số chiến lược mà các mẹo giao tiếp có thể giúp ích cho kế hoạch kỷ luật của bạn:

Xem thêm bài viết: Kỷ luật trẻ mầm non: thách thức và phương pháp cha mẹ nên biết

Nguồn: School-Aged Kids Discipline: Strategies and Challenges

Exit mobile version