Site icon Medplus.vn

Trẻ hay cáu giận phải làm sao?

Trẻ hay cáu giận phải làm sao?

Trẻ hay cáu giận phải làm sao?

Trẻ hay cáu giận không phải vì trẻ hư hay bướng bỉnh, mà là vì chưa có đủ kỹ năng điều chỉnh bản thân. Vì vậy bố mẹ hãy kiên nhẫn và giúp trẻ kiểm soát cảm xúc tốt hơn nhé!

Không chỉ có bạn, mà trẻ cũng đang phải đối phó với những cảm xúc mạnh mẽ suốt cả ngày dài. Tâm lý của trẻ có thể đang phải gắng gượng để giữ mọi thứ cân bằng, nhưng sẽ có những lúc trẻ không thể kiểm soát nổi cảm xúc của mình. Lúc này trẻ hay cáu giận, ăn vạ diễn ra là điều hiển nhiên.

Cơn thịnh nộ chính là sự bùng phát cho thấy dấu hiệu trẻ đang bị kiệt sức hoặc quá tải. Trẻ “ăn vạ” không đơn thuần chỉ để gây sự chú ý từ người lớn, mà còn để bộc lộ sự tức giận của mình vì không thể nói ra cảm xúc với cha mẹ. Trẻ sẽ thấy sợ hãi và tức giận vì cơn thịnh nộ của mình quá mạnh mẽ nguy hiểm, và vì trẻ đã không còn cảm thấy sự giúp đỡ tích cực đến từ cha mẹ nữa.

Trẻ không cần bạn đưa giải pháp hoặc mua đồ ăn, đồ chơi để xoa dịu trẻ (mặc dù tất cả các bậc phụ huynh đều từng làm điều này vài lần). Thứ trẻ cần là sự thấu hiểu của cha mẹ về cảm xúc của trẻ, giúp trẻ an toàn trước cơn cáu giận của mình, tỏ ra quan tâm và yêu thương trẻ.

Vấn đề đến từ cha mẹ

Một số bậc phụ huynh cảm thấy những cơn ăn vạ của con sẽ không bao giờ chấm dứt ngay cả khi con lớn.

Cụ thể, họ luôn cảm thấy con sẽ chẳng bao giờ thích nói chuyện hay vui đùa cùng mọi người. Trong mắt họ, con luôn tỏ ra muốn phá hoại mọi thứ như thể chẳng có điều gì khiến con hài lòng. Kết quả là họ cảm thấy giữa mình và con có một rào cản nhất định.

Nếu bạn đang rơi vào tình trạng nói trên, hãy tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia. Việc xem nhẹ mọi thứ và cho rằng mọi việc sẽ trôi qua theo thời gian rất có thể khiến tình hình thêm nghiêm trọng.

Trẻ hay cáu giận phải làm sao?

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ cáu giận?

Đối phó với những cơn thịnh nộ của trẻ không phải là khiến trẻ ngừng giận dữ, mà là đối phó với sự giận dữ trẻ đem đến cho bạn. Trong thời điểm cơn thịnh nộ của con diễn ra, bạn sẽ rất dễ mất bình tĩnh và quát mắng lại trẻ. Cho dù bạn không cần phải làm mọi việc để trở thành bố mẹ hoàn hảo, nhưng bạn phải cố gắng điều khiển cảm xúc khi nó trở nên mất kiểm soát.

Là bố mẹ, chúng ta thường cảm thấy bất lực, xấu hổ hoặc cảm thấy bị bóc trần trước mặt mọi người khi con ăn vạ ở nơi công cộng. Thậm chí cả lúc ở nhà, nhiều khi chúng ta cũng bị mất kiểm soát nếu mọi chuyện vượt quá sức chịu đựng.

Tuy tính kiên định là yếu tố quan trọng, nhưng sự thấu hiểu và khoan dung cũng vậy. Nói với một đứa trẻ rằng chúng cần cư xử tốt hơn sẽ chẳng giúp trẻ có đủ sức mạnh để tự kiểm soát cảm xúc. Trẻ chỉ có thể từ từ học cách chia sẻ với bạn bè, học cách chấp nhận với câu trả lời “Không” khi trẻ muốn thứ gì đó.

Các ví dụ cụ thể sẽ giúp trẻ học nhanh hơn. Cụ thể, nếu trẻ thấy cha mẹ có thể tự đối phó với cảm xúc của mình mà không cần la hét hay giận dữ, thì trẻ cũng sẽ nhìn tấm gương đó mà biết cách kiềm chế cảm xúc bản thân tốt giống như cha mẹ.

Một vài lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh khi trẻ hay cáu giận

Trẻ hay cáu giận cũng là bởi tâm lý của trẻ lúc này vẫn còn rất non nớt, chính vì thế khi đứng trước những sự thay đổi trong lịch sinh hoạt hằng ngày, trẻ rất dễ cảm thấy choáng ngợp. Với vốn từ ngữ còn ít ỏi, trẻ khó có thể diễn đạt được mong muốn của mình, nên dễ bị ức chế dẫn tới hay cáu kỉnh. Vì thế nên bố mẹ hãy kiên nhẫn và đồng cảm với con, đừng vội vàng quy chụp là con hư, con bướng mà hãy đồng hành giúp con học thêm kỹ năng để kiểm soát được cảm xúc nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version