Site icon Medplus.vn

Trẻ hay khóc đêm phải làm sao?

Trẻ hay khóc đêm phải làm sao?

Trẻ hay khóc đêm phải làm sao?

Trẻ hay khóc đêm là hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ. Nhưng khi nào trẻ khóc đêm là bất thường? Bố mẹ nên làm gì để con ngủ ngon hơn?

Tại sao trẻ hay khóc đêm?

Có rất nhiều nguyên nhân trẻ hay khóc đêm, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Có những lúc trẻ khóc đêm là bình thường, nhưng cũng có những trường hợp trẻ hay khóc đêm là dấu hiệu của các loại bệnh lý.

Khi nào trẻ khóc đêm là bình thường?

Trẻ sơ sinh dưới 8 tuần tuổi đa phần sẽ quấy khóc về đêm. Đây là điều rất bình thường trong giai đoạn này và được coi là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu đời. Việc trẻ sơ sinh hay khóc đêm cho thấy con đang trong quá trình làm quen với môi trường bên ngoài bụng mẹ.

Trẻ khóc đêm có thể sẽ đi kèm theo một vài biểu hiện khác như trẻ hay giật mình, ngủ ngáy, khóc thét… Tuy nhiên, khi trẻ được khoảng 4 tháng tuổi, tình trạng này sẽ giảm dần vì lúc này, trẻ đã thích nghi được với môi trường mới.

Trên thực tế vẫn có nhiều trẻ 2 tuổi hay khóc đêm hoặc thậm chí trẻ 3 tuổi hay khóc đêm, bố mẹ cần phải quan sát và theo dõi để đưa trẻ đi khám kịp thời vì nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.

Trẻ hay khóc đêm phải làm sao?

Khi nào trẻ khóc đêm là bất thường?

Nếu tình trạng trẻ hay khóc đêm kéo dài thì rất có thể là do một vài bệnh lý như:

1. Dị ứng với protein sữa bò

Nếu trẻ khóc đêm dai dẳng, khóc hơn ba giờ mỗi ngày, mỗi tuần hơn ba ngày và tình trạng kéo dài hơn ba tuần thì rất có thể trẻ đã bị dị ứng với protein sữa bò. Lúc này, bố mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ nhi khoa để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp.

2. Đau bụng sinh lý

Khi bị đau bụng sinh lý, trẻ sẽ quấy khóc, khi khóc thường co hai đầu gối lên và gập vào bụng. Cơn đau này xảy ra vào cùng một thời điểm trong ngày, đa phần xảy ra vào chập tối, kéo dài trong khoảng 1-2 tiếng đồng hồ, sau đó trẻ tự nín. Tình trạng đau bụng và quấy khóc như vậy có thể sẽ kết thúc khi trẻ được khoảng 3-4 tháng tuổi. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn nên thường xuyên đưa trẻ đi khám để theo dõi cân nặng của trẻ.

3. Còi xương

Nhiều bố mẹ có thắc mắc: “Không biết trẻ hay khóc đêm thiếu chất gì?”. Chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với giấc ngủ của trẻ. Một nguyên nhân khác khiến trẻ hay khóc đêm là cơ thể trẻ thiếu canxi hoặc vitamin D dẫn tới còi xương. Bệnh còi xương khiến trẻ mệt mỏi, khó ngủ, khiến con hay khóc đêm, kèm theo một vài dấu hiệu khác như hay ra mồ hôi trộm hay chậm mọc răng.

Vậy nên bố mẹ nên thường xuyên cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng sớm, giữ cho phòng ngủ của trẻ luôn thông thoáng và có chế độ ăn phù hợp.

4. Lồng ruột

Nếu trẻ khóc dữ dội, liên tục, kèm theo nhiều triệu chứng khác như ưỡn người, khóc thét, bỏ bú, nôn và đi tiểu ra máu thì rất có thể con bị lồng ruột. Với trường hợp này, bố mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu.

Trẻ khóc đêm gây ra hậu quả gì?

Trẻ hay khóc đêm không chỉ tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ mà còn ảnh hưởng đến cả bố mẹ và những người chăm sóc trẻ.

1. Tác động lên trẻ

2. Tác động lên mẹ

Cách hỗ trợ trẻ

Để hạn chế tình trạng trẻ hay khóc đêm, bố mẹ nên:

Hy vọng qua bài viết trên bố mẹ đã hiểu rõ hơn về những nguyên nhân khiến trẻ hay khóc đêm. Nếu ngoài những cơn khóc đêm, trẻ vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường thì bố mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, khi phát hiện có bất kỳ biểu hiện gì bất thường ở trẻ, bố mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để tham khảo lời khuyên và đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời.

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version