Site icon Medplus.vn

Trẻ hiếu động phải làm sao?

Trẻ hiếu động phải làm sao?

Trẻ hiếu động phải làm sao?

Trẻ hiếu động là những trẻ phát triển hoàn toàn bình thường, nhưng lại nghịch ngợm và có mức độ năng lượng cũng như hoạt động nhiều hơn các trẻ khác. Đôi khi con nghịch quá khiến bố mẹ không biết phải làm sao và làm thế nào khi con mình là một đứa trẻ hiếu động. Thế nhưng hiếu động không có gì là xấu cả, tuy nhiên để tránh để trẻ có những hành vi không phù hợp thì bố mẹ cần phải hiểu để tránh gắn mác con hư và giúp con điều chỉnh hành vi một cách tích cực.

Biểu hiện của trẻ hiếu động

1. Tích cực vận động trong môi trường quen thuộc

Các bé hiếu động có khả năng tự điều chỉnh bản thân khi ở trong môi trường lạ lẫm, và sẽ nhanh chóng thích nghi. Khi trẻ đã thấy quen thuộc với môi trường mới, trẻ sẽ thoải mái nghịch ngợm nô đùa. Bố mẹ có thể sắp xếp cho trẻ được chơi thể thao hoặc vận động ở những địa điểm phù hợp để trẻ được thỏa sức nô đùa mà không làm ảnh hưởng tới người khác. Vận động thường xuyên ngoài trời cũng giúp cho trẻ phát triển về thể chất và có cơ hội được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên. Tốt nhất là bố mẹ hãy chọn những môn thể thao mà trẻ có thể rèn luyện đều đặn như bơi lội, chạy bộ, đạp xe đạp,…

Với môi trường trong nhà, hoặc ở trong chính nhà của mình, bố mẹ hãy cố gắng đảm bảo không gian an toàn nhất có thể để tránh việc đổ vỡ gây nguy hiểm cho bé và làm tổn thất về mặt vật chất nhé!

Trẻ hiếu động phải làm sao?

2. Khó tập trung khi không có đủ hứng thú

Kết quả học tập kém của trẻ quá hiếu động không phải do trí tuệ thấp, mà chủ yếu do trẻ khó tập trung chú ý khi học những môn học mà trẻ không có hứng thú. Những lỗi sai trong bài tập của trẻ thường không phải do trẻ không hiểu mà một phần là do không chú ý cẩn thận, một phần là do không có hứng thú.

Khi bố mẹ nhận thấy kết quả môn học nào của trẻ kém hơn các môn khác thì hãy cố gắng thay đổi cách tiếp cận với môn học này để con cảm thấy thú vị và dễ tiếp thu hơn. Bố mẹ tuyệt đối không nên ép buộc con học, bởi ngay cả với những trẻ bình thường thì việc phải ngồi yên học những thứ mình không thích đã là rất khó chịu rồi! Bên cạnh đó, hãy động viên con thật nhiều để con tự tin, không chỉ phát huy niềm say mê với những điều mà con ưa thích, mà cả với những môn học khó nhằn nữa nhé!

Trẻ hiếu động có thể ngồi yên 10-15 phút mỗi lần, thế nên để giúp con rèn luyện tính tập trung và kéo dài khoảng thời gian này, bố mẹ có thể cho trẻ chơi những trò chơi vận động tinh như xếp hình, ghép tranh, tô màu, chơi đất nặn,…

3. Khả năng tiếp thu tốt

Trẻ nhỏ sẽ có những lúc nói chuyện mà không suy nghĩ kỹ, đặc biệt là với trẻ hiếu động thường hành động nhanh hơn suy nghĩ, vì vậy trẻ có thể làm tổn thương tới người khác và châm ngòi cho cuộc cãi vã, xích mích. Thế nhưng nếu được bố mẹ chỉ bảo và thường xuyên nhắc nhở một cách tích cực, trẻ sẽ tiếp thu và thay đổi được hành vi của mình. Ngoài ra, bố mẹ cũng nên đặt ra những giới hạn nhất định về hành vi của trẻ, để trẻ dễ dàng tuân theo cũng như học cách tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Việc khen ngợi đúng cách mỗi khi trẻ làm điều gì đúng đắn hay kỷ luật tích cực để răn đe lành mạnh cũng giúp thúc đẩy thói quen, hành động tốt đẹp ở trẻ.

Đối với trẻ hiếu động, bố mẹ cần thật kiên nhẫn và luôn chú ý sát sao để có thể giúp con điều chỉnh hành vi nếu con có những hành động không phù hợp. Hiếu động không phải là xấu nếu nó không làm phiền tới người khác, vì thế bố mẹ hãy hiểu cho tính khí của con cũng như tạo điều kiện phù hợp để con phát triển đúng hướng nhé!

Xem thêm bài viết:

Nguồn: verywellfamily

Exit mobile version