Trẻ nhỏ ăn nhiều mì tôm có sao không?
Mì tôm được làm từ bột tinh chế, được chiên đi chiên lại nhiều lần. Chính vì vậy, thành phần dinh dưỡng của mì tôm chủ yếu gồm: Chất béo, tinh bột, ít đạm, ít chất xơ, vitamin và khoáng chất. Mì tôm cung cấp năng lượng một cách nhanh chóng, nhưng không cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Trẻ nhỏ ăn nhiều mì tôm thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, các chất bảo quản được thêm vào để bảo quản mì có hại cho sức khỏe cho trẻ.
Nguyên nhân trẻ nhỏ ăn nhiều mì tôm
- Bố mẹ bận rộn, không có nhiều thời gian chăm sóc bữa ăn cho trẻ.
- Mì ăn liền rất tiện dụng và mùi vị dễ hấp dẫn trẻ nhỏ. Mì ăn liền được xếp vào một trong các món ăn yêu thích của trẻ em.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ ăn nhiều mì tôm
- Hàm lượng dinh dưỡng trong mì tôm rất thấp, không cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt sự phát triển của não. Ngoài ra, mì tôm còn ức chế khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác của cơ thể.
- Tinh bột và chất béo trong mì dễ gây béo phì cho trẻ. Nếu thường xuyên ăn mì còn khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, đau dạ dày,…
- Các hóa chất có trong mì có khả năng gây ung thư nếu sử dụng nhiều trong thời gian dài. Mì tôm còn gây loãng xương và không tốt cho thận của trẻ khi sử dụng nhiều.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ ăn nhiều mì tôm
Bố mẹ hãy hạn chế cho trẻ ăn mì tôm. Khi mua mì, hãy tìm cho con những loại chứa ít natri và chất béo no. Quan trọng, cần thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn lặp đi lặp lại một món, nhất là mì tôm. Những lưu ý khi chế biến mì tôm cho trẻ:
- Trước khi chế biến, cần trụng mì qua nước sôi cho đến khi các sợi mì bắt đầu tách rời nhau. Vớt mì và đổ bỏ nước. Sau đó, dùng mì này chế biến món ăn cho trẻ.
- Cần kết hợp mì với các loại thức ăn khác để đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng trong bữa ăn như: Rau xanh, thịt, trứng… Các thực phẩm này nên được nấu chín trước khi chế biến cùng mì.
- Không sử dụng gói gia vị có sẵn trong mì để nêm nếm.
- Nếu nấu mì nước, không nên để trẻ húp hết nước mì, chỉ để trẻ ăn cái và đổ bỏ phần nước.
Hạn chế cho trẻ nhỏ ăn nhiều mì tôm
- Cách tốt nhất là bố mẹ nên tìm những sự lựa chọn khác thay thế mì ăn liền. Nếu con thực sự muốn ăn, bố mẹ có thể mua cho trẻ một gói mì nhưng hãy kiểm soát số lượng khẩu phần của trẻ trong một tháng.
- Hãy sử dụng dầu an toàn cho sức khỏe thay vì gói dầu cọ. Thêm một số loại rau tươi như: Cà rốt, cải bó xôi, cải bắp, đậu xanh, đậu Hà Lan để bổ sung một số chất dinh dưỡng cho bát mì ăn liền.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ ăn nhiều mì tôm phải làm sao? Trẻ nhỏ ăn nhiều mì tôm có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo