Site icon Medplus.vn

Trẻ nhỏ bị bệnh bạch cầu có sao không? Những điều bố mẹ cần biết 

Trẻ nhỏ bị bệnh bạch cầu có sao không?

Trẻ nhỏ bị bệnh bạch cầu có sao không?

Trẻ nhỏ bị bệnh bạch cầu có sao không?

Bệnh bạch cầu là một bệnh ung thư máu (bao gồm cả tủy xương và hệ bạch huyết) nguyên nhân do sự quá sản tế bào bất thường của tủy xương. Bệnh bạch cầu có nhiều loại, một số loại phổ biến ở trẻ nhỏ, một số loại khác thì hầu như chỉ xảy ra ở người lớn. Trẻ nhỏ bị bệnh bạch cầu có nguy cơ mắc các loại ung thư nguy hiểm hơn như là ung thư da, ung thư phổi,v.v..

Nếu nhận thấy trẻ có triệu chứng như sốt ớn lạnh, dễ chảy máu cam hay bầm tím, v.v… Cần đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra tình hình cụ thể và có phương pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân trẻ nhỏ bị bệnh bạch cầu

Hiện các bác sĩ vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bạch cầu ở trẻ em. Tuy nhiên, một số yếu tố sau khiến nguy cơ mắc bệnh trở nên cao hơn:

Dấu hiệu trẻ nhỏ bị bệnh bạch cầu

Tùy vào từng loại bệnh bạch cầu mà triệu chứng sẽ khác nhau. Trẻ có thể không có biểu hiện gì trong giai đoạn đầu tiên của bệnh hoặc gặp các triệu chứng như là:

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị bệnh bạch cầu

Theo các bác sĩ, bệnh bạch cầu ở trẻ nhỏ có thể gây ra một số biến chứng như:

Cách điều trị cho trẻ nhỏ bị bệnh bạch cầu

Khi đã xem xét các tế bào ung thư bạch cầu, bác sĩ sẽ xác định đặc điểm sinh học của chúng và đề xuất hướng điều trị thích hợp. Khi điều trị bệnh bạch cầu, bác sĩ sẽ tiến hành hóa trị liệu (dùng thuốc chống ung thư). Tùy vào tình trạng ung thư của bé mà bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Điều trị ban đầu kéo dài khoảng 2,5 năm.

Trong 4–6 tuần điều trị đầu tiên, bé phải ở lại bệnh viện để bác sĩ áp dụng chế độ điều trị tăng cường. Mục đích của đợt điều trị thứ nhất là để cho bệnh tình của con thuyên giảm. Điều này có nghĩa là khi quan sát lại tủy xương một lần nữa sẽ thấy tế bào ung thư bạch cầu không còn hoặc ít hơn 5% các tế bào trong tủy xương. Sau đó, con chỉ cần hóa trị liệu ngoại trú.

Khoảng 95–98 % trẻ em mắc bạch cầu cấp (ALL) có dấu hiệu thuyên giảm chỉ sau 6 tuần điều trị đầu tiên. Khoảng 90% trong số đó sẽ khỏi bệnh hoàn toàn trong vòng 5 năm và ít có khả năng tái phát.

Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị bệnh bạch cầu

Trẻ điều trị sẽ có nguy cơ nhiễm trùng rất cao, tác dụng phụ của thuốc và dinh dưỡng phức tạp. Do đó có một số điểm cần lưu ý: 

Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị bệnh bạch cầu

Do nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng mà chỉ có các yếu tố nguy cơ nên chưa thể có biện pháp phòng tránh. Tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng các lưu ý dưới đây:

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị bệnh bạch cầu phải làm sao? Trẻ nhỏ bị bệnh bạch cầu có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.

Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm các bài viết:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version