Trẻ nhỏ bị bệnh cảm lạnh có sao không?
Vi rút gây cảm lạnh có thể ảnh hưởng đến hoạt động của xoang, họng, phế quản và tai của trẻ. Cảm lạnh cũng có thể gây tiêu chảy và nôn mửa ở trẻ nhỏ. Trong những ngày đầu của cảm lạnh, trẻ có thể cáu kỉnh và hay phàn nàn về tình trạng đau đầu, khó chịu. Thời gian sau, khi chất nhầy ở mũi cô đặc lại, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Vậy trẻ nhỏ bị bệnh cảm lạnh phải làm sao?
Cảm lạnh rất dễ bị nhầm lẫn với cảm cúm, trong trường hợp bé bị cảm cúm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ, ngay khi có những triệu chứng của bệnh, bạn nên đưa trẻ đến trung tâm y tế uy tín để được các bác sĩ khám và tư vấn.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị bệnh cảm lạnh
Cảm lạnh là tên gọi của bệnh nhiễm trùng miệng, mũi và họng. Các bác sĩ gọi đây là đường hô hấp trên. Cảm lạnh là do một trong nhiều loại virus khác nhau gây ra. Trẻ sơ sinh có xu hướng bị cảm lạnh, vì hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang phát triển và hoàn thiện.
Bệnh cảm lạnh dễ lan truyền khi ai đó bị bệnh rồi hắt hơi hoặc ho, hoặc khi trẻ hít phải một loại siêu vi khuẩn nào đó trong không khí có khả năng gây bệnh. Cảm lạnh cũng có thể lây lan qua tay của trẻ khi chơi đùa. Với trẻ lớn, bố mẹ hãy hướng dẫn trẻ luôn luôn che miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay sau khi hỉ mũi, hắt hơi.
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ bị bệnh cảm lạnh
Biểu hiện đặc trưng của bệnh cảm lạnh ở trẻ em:
- Sốt
- Ho
- Mắt đỏ
- Viêm họng
- Nghẹt mũi, chảy nước mũi
- Chán ăn
- Khó chịu và bứt rứt
- Các hạch bạch huyết sưng lên ở dưới nách, trên cổ hay phía sau đầu.
Cách điều trị khi trẻ nhỏ bị bệnh cảm lạnh
- Đảm bảo con được nghỉ ngơi nhiều
- Khuyến khích cho trẻ hít thở nhiều hơn. Nếu trẻ bú sữa công thức hoặc ăn dặm, hãy cho bé uống nhiều nước. Điều này sẽ giúp cơ thể bé giữ được nước
- Nếu con còn quá nhỏ chưa thể tự hỉ mũi, bố mẹ hãy làm sạch mũi cho bé thường xuyên hơn bằng dụng cụ hút mũi dạng ống cao su giúp bé thở dễ dàng hơn.
- Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc cho ăn vì bị nghẹt mũi, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý giúp thông mũi trước khi cho bé ăn 15 phút
- Dầu gió có thể giúp bé thở dễ dàng hơn. Các mẹ có thể mua nó từ các hiệu thuốc rồi bôi vào ngực và lưng trẻ. Tuyệt đối không bôi vào lỗ mũi cảu trẻ vì nó có thể làm hạn chế hơi thở của trẻ
- Thở bằng hơi nước có thể giúp thông thoáng đường dẫn khí bị chặn và làm giảm ho. Hãy thử cho bé ngồi trong phòng tắm một vài phút với vòi sen đang xả nước nóng. Đừng đặt bé quá gần nước nóng, vì bé có thể bị chảy nước mắt, sau đó lau khô và thay đồ cho bé.
Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh cảm lạnh
Nhưng có một số gợi ý sau đây có thể giúp trẻ trở nên thoải mái hơn:
- Cung cấp nước: Cho trẻ uống nhiều nước và các thức ăn lỏng để cung cấp nước cho cơ thể. Nên uống nước dừa, thức uống tăng cường điện giải. Hạn chế uống nước trái cây và nước có ga;
- Giảm ho: Chanh và bạc hà có tác dụng giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng;
- Nghỉ ngơi tại giường: Nếu trẻ có cảm giác mệt mỏi, hãy để trẻ nghỉ ngơi tại giường;
- Hơi nước: Phụ huynh nên phun sương nâng độ ẩm trong phòng bằng máy tạo hơi nước. Bất kỳ máy tạo hơi nước nào cũng có thể chứa nấm mốc, vì vậy hãy chắc chắn làm sạch kỹ lưỡng các thiết bị trước mỗi lần sử dụng;
- Tắm bằng nước ấm cho trẻ;
- Thoa dầu dưới mũi trẻ để làm dịu cảm giác khô da.
Trẻ nhỏ bị bệnh cảm lạnh cần gặp bác sĩ ngay nếu:
- Tình trạng cảm lạnh không cải thiện sau 5 ngày
- Nhiệt độ lên đến trên 38ºC nếu bé dưới ba tháng, và trên 39ºC nếu bé dưới sáu tháng tuổi
- Bé gặp vấn đề về đường hô hấp
- Cơn ho dai dẳng kéo dài nhiều ngày
- Trẻ thường xoa tai với sự khó chịu. Điều này có thể báo hiệu bé đã bị nhiễm trùng tai
- Bé ho ra đàm xanh, vàng hoặc nâu hoặc nó chảy ra từ mũi.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị bệnh cảm lạnh phải làm sao? Trẻ nhỏ bị bệnh cảm lạnh có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp