Trẻ nhỏ bị chậm phát triển trí tuệ có sao không?
Tình trạng trẻ nhỏ bị chậm phát triển trí tuệ là một khiếm khuyết ở não bộ, khiến các chức năng ở não và các khả năng khác (giao tiếp, hành xử, chăm sóc cá nhân,..) bị giới hạn ở mức độ nhất định. Ngoài ra, chỉ số IQ của những trẻ này khá thấp, dẫn đến các hành vi hung hăng, dễ kích động trước các tình huống đơn giản.
Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu chậm phát triển như gặp khó khăn trong giao tiếp, hành vi hung hăng, trí nhớ kém,v.v… Hãy đưa trẻ đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị chậm phát triển trí tuệ
Hiện nay, hơn 50% trường hợp vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất gây ra chậm phát triển trí tuệ ở trẻ:
- Di truyền: Các biến thể dị thường từ bố mẹ truyền sang con, tạo ra các khuyết tật ở não. Cụ thể là: bệnh Phenylketone
- Sinh hoạt của bố mẹ trong giai đoạn thai kì: ngộ độc rượu, sử dụng chất kích thích (đặc biệt trong 3 tháng đầu), tiếp xúc hoặc hút thuốc lá, mắc các bệnh (rubella, nhiễm ký sinh trùng toxoplasma, cao huyết áp,..)
- Trẻ mắc một số bệnh hoặc thương tật trong quá trình phát triển: Thủy đậu, sởi, ho gà, viêm màng não, tai nạn giao thông,..
- Môi trường sống ảnh hưởng đến sự phát triển não: Trẻ thiếu chất dinh dưỡng trong thời gian thai kỳ. Sống trong tình trạng ngược đãi, không lành mạnh. Suy dinh dưỡng, tiếp xúc với các chất độc hại (thủy ngân).
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị chậm phát triển trí tuệ
Các dấu hiệu phổ biến cho thấy bé bị chậm phát triển trí tuệ như:
- Không thể nói rõ ràng
- Khả năng ghi nhớ kém
- Không hiểu và không thể thực hiện những việc đơn giản như tự chăm sóc cá nhân
- Gặp khó khăn trong giao tiếp, học tập
- Không tự đưa ra quyết định
- Suy nghĩ không logic
- Hành vi cư xử không phù hợp với lứa tuổi
- Hành vi hung hăng, dễ kích động ngay cả với việc đơn giản
- Biết ngồi, bò trễ so với lứa tuổi
- Bé không đạt các mốc phát triển bình thường so với trẻ cùng tuổi
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị chậm phát triển
Biến chứng nặng nề nhất là các tổn thương về não, khiến trẻ bị giới hạn khả năng trong đời sống và học tập. Ngoài ra, trẻ mắc trường hợp này thường có xu hướng dễ nổi nóng, hung hăng và làm tổn thương bản thân. Điều này có thể gây ra các tình huống nguy hiểm cho bé và ảnh hưởng đến sự phát triển khả năng của trẻ về sau.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị chậm phát triển trí tuệ
Nuôi dạy trẻ bị thiểu năng trí tuệ đòi hỏi bố mẹ nhiều kỹ năng, kiên nhẫn hơn so với trẻ khác. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo các gợi ý dưới đây:
- Thu thập thêm kiến thức, thông tin qua nhiều nguồn: tư vấn của bác sĩ, sách tâm lí,..
- Khuyến khích trẻ thử điều mới
- Không quát mắng khi trẻ làm sai
- Hướng bé đến khả năng độc lập
- Hướng dẫn bé học các kĩ năng từ từ, lặp lại nhiều lần để trẻ nhớ lâu.
- Cho trẻ tham gia các hoạt động: vẽ tranh, hát, nhảy.. cải thiện kĩ năng xã hội.
- Làm bạn, tâm sự với bé
- Theo dõi sự tiến bộ của bé ở trường
- Tham gia nhóm với các cha mẹ đồng hoàn cảnh để chia sẻ kinh nghiệm
- Chú ý đến hành vi của trẻ để tiết chế hành vi hung hăng
- Đưa trẻ đến chuyên gia để hỗ trợ.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị chậm phát triển trí tuệ
- Tiêm ngừa đầy đủ các bệnh: sởi, viêm màng não,..
- Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ trong thai kỳ, quá trình trẻ phát triển.
- Cho trẻ mang đồ bảo hộ khi tham gia giao thông
- Trông chừng trẻ khi chơi đùa, hạn chế té ngã
- Đi khám thai định kỳ để tầm soát biến chứng
- Sinh hoạt lành mạnh lúc mang thai và quá trình trẻ phát triển (không dùng thuốc lá, chất kích thích,..)
- Kiểm tra sàng lọc phát triển đảm bảo trẻ có đủ dinh dưỡng
- Chú ý đến tâm lí của trẻ (môi trường học tập, môi trường sống,..)
- Thường xuyên tâm sự với bé
- Hạn chế gây áp lực (trừng phạt nặng..)
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị chậm phát triển trí tuệ phải làm sao? Trẻ nhỏ bị chậm phát triển trí tuệ có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ nhỏ tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị trật khớp hàm có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị căng thẳng có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị thiếu máu huyết tán có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị kiến ba khoang cắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị gãy chân có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị điện giật có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo