Site icon Medplus.vn

Trẻ nhỏ bị chảy máu cam có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ nhỏ bị chảy máu cam có sao không?

Trẻ nhỏ bị chảy máu cam là hiện tượng máu chảy ra từ 1 hoặc cả 2 lỗ mũi của bé. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chảy máu cam. Trong số đó phổ biến nhất là do không khí, bị va đập và nóng trong người. Nhiều phụ huynh thường hoảng hốt hốt khi thấy con mình bị chảy máu mũi. Họ cho rằng chảy máu luôn là một vấn đề nghiêm trọng. Bản thân nhiều bé cũng vì lo sợ bị mắng nên giấu gia đình khi bị chảy máu mũi. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, đây là tình trạng rất bình thường và không nguy hiểm. Bố mẹ cũng cần phát hiện sớm và biết cách xử lý để tránh trẻ bị mất máu quá nhiều.

Khi phát hiện trẻ nhỏ bị chảy máu cam, điều quan trọng nhất là mọi người phải thật bình tĩnh. Tuyệt đối không la mắng hay gặng hỏi trẻ sẽ làm trẻ càng lo sợ, máu chảy nhiều hơn. Sau đó hãy nhanh chóng tiến hành các bước cầm máu cho trẻ tại chỗ.

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị chảy máu cam

Như đã đề cập, chảy máu cam ở trẻ có rất nhiều nguyên nhân. Chảy máu mũi đột ngột hoặc không thường xuyên hiếm khi nghiêm trọng.

Không khí khô là nguyên nhân phổ biến nhất của chảy máu cam. Sống trong khí hậu khô và sử dụng hệ thống sưởi ấm trung tâm có thể làm khô màng mũi, đó là các mô bên trong mũi. Sự khô này gây ra lớp vỏ bên trong mũi. Lớp vỏ có thể ngứa hoặc trở nên kích thích. Nếu mũi của bạn bị trầy xước hoặc nhặt, nó có thể bị chảy máu.

Uống thuốc kháng histamin và thuốc thông mũi cho dị ứng, cảm lạnh hoặc các vấn đề về xoang cũng có thể làm khô màng mũi và gây chảy máu mũi. Xì mũi thường xuyên là một nguyên nhân khác của chảy máu cam.

Các nguyên nhân phổ biến khác của chảy máu cam bao gồm:

Các yếu tố bẩm sinh: Có một số yếu tố bẩm sinh, di truyền như cấu trúc thành mạch máu, cấu tạo vách mũi mỏng cũng khiến cho trẻ dễ bị tác động từ ngoại cảnh, gây tổn thương và chảy máu cam.

Cách xử lý khi trẻ nhỏ bị chảy máu cam

Trấn an trẻ

Nếu trẻ quá hoảng sợ khi bị chảy máu cam, việc đầu tiên phụ huynh cần làm là trấn an trẻ. Không nên la mắng, gặng hỏi vì sao trẻ bị chảy máu vì có thể trẻ sẽ không biết hoặc không nhớ. Việc này đợi sau khi trẻ bình tĩnh lại rồi mới nên hỏi. Biết được nguyên nhân sẽ giúp việc cầm máu hiệu quả hơn.

Cầm máu cho trẻ

Cho trẻ ngồi thẳng, đầu ngả về phía trước. Bảo trẻ trở bằng miệng, sau đó dùng 2 ngón tay bóp chặt 2 bên sống mũi, giữ trong khoảng 5 phút.  Động tác này sẽ ép chặt lên điểm chảy máu ở vách ngăn mũi và thường làm máu ngừng chảy. Lưu ý trong suốt quá trình cầm máu, không ngả đầu của bé về phía sau. Ngả đầu về phía sau khiến máu chảy ngược vào trong có thể gây sặc.

Lau máu chảy xuống miệng và nói bé không được liếm sẽ gây nôn. Cho bé ngửi một ít dầu gió và uống nước mát khiến bé dễ chịu hơn. Sau 5 phút bỏ tay ra xem máu còn chảy không. Nếu còn thì thực hiện bước trên thêm một lần nữa.

Trẻ nhỏ bị chảy máu cam khi nào cần đưa đến bác sĩ?

Đưa trẻ đến các cơ sở tai mũi họng để được khám và xử trí kịp thời nếu:

Phòng ngừa trẻ nhỏ bị chảy máu cam như thế nào?

Vệ sinh mũi cho trẻ: Có thể vệ sinh mũi cho trẻ khoảng 1-2 lần/ tuần bằng nước muối sinh lý để ngừa các bệnh về xoang. Không nên làm dụng cách này vì có thể làm mất đi chất nhầy tự nhiên phủ ở niêm mạc mũi làm trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn, gây tổn thương niêm mạc mũi.

Giữ ẩm cho mũi trẻ bằng cách bôi vaseline vào phần trước của vách mũi và cho trẻ uống đủ nước để cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài.

Lời kết

Khi phát hiện trẻ nhỏ bị chảy máu cam, điều quan trọng nhất là mọi người phải thật bình tĩnh. Chảy máu cam ở trẻ nhỏ không phải là dấu hiệu đáng quan ngại như ở người lớn. Hầu hết các trường hợp đều có thể tự cầm máu tại nhà. Nếu buộc phải đến bệnh viện thì cũng không cần phải nằm lại theo dõi. Việc phát hiện sớm sẽ tránh tình trạng trẻ bị mất máu, ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập Bố mẹ cũng cần dặn bé nếu bị chảy máu cam phải phải báo ngay với gia đinh. Chúc bé và gia đình luôn khòe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version