Trẻ nhỏ bị còi xương có sao không?
Còi xương thường không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A và thiếu máu. Trẻ suy dinh dưỡng hay có rối loạn hấp thu các chất. Trong đó có vitamin D và Canxi đồng thời thiếu hụt enzyme chuyển hóa vitamin D. Ngược lại, tình trạng thiếu vitamin D cũng sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Trẻ có cân nặng sơ sinh thấp có nguy cơ còi xương cao hơn trẻ có cân nặng sơ sinh bình thường. Do đó dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của trẻ sau này. Vậy trẻ nhỏ bị còi xương phải làm sao?
Các bậc cha mẹ cần nắm được nguyên nhân cũng như những biểu hiện của bệnh còi xương để kịp thời bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ, sao cho trẻ được phát triển toàn diện và có dáng vóc chuẩn khi trưởng thành.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị còi xương
Còi xương được hiểu là bệnh lý gây ra do:
- Thiếu vitamin D cần thiết cho sự hấp thu canxi của cơ thể. Với trẻ sơ sinh, bệnh còi xương là do trong thời kỳ mang thai người mẹ thiếu hụt vitamin D. Điều này gây mất cân bằng canxi ở thai nhi khiến trẻ bị còi xương ngay từ trong bào thai.
- Thiếu ánh nắng mặt trời. Đây là nguyên nhân hay gặp do thói quen kiêng cữ, sợ trẻ tiếp xúc với ánh nắng, nhà chật trội, thiếu ánh sáng. Trẻ sinh vào mùa đông mặc nhiều quần áo hoặc không được đưa ra ngoài trời tắm năng hay ở vùng cao có nhiều mây mù… khiến tiến trình tự tổng hợp vitamin D bị ảnh hưởng.
- Chế độ ăn không hợp lý, nghèo canxi, phốt pho, vitamin và chất khoáng khác hoặc trẻ mắc một số bệnh đường tiêu hóa làm giảm hấp thu vitamin D3. Ngoài ra, trẻ không được bú mẹ thường xuyên, trẻ ăn bột quá sớm, ăn bột nhiều cũng gây ức chế hấp thụ canxi.
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ bị còi xương
- Trẻ thường quấy khóc, ngủ không yên, dễ giật mình, và đổ nhiều mồ hôi lúc ngủ.
- Tóc rụng nhiều, đặc biệt là ở vùng sau gáy như hình vành khăn.
- Có các bất thường ở vùng xương đầu. Bao gồm thóp rộng và mềm, thóp không đầy và phập phồng theo nhịp thở; xuất hiện bướu đỉnh đầu, bướu trán (trán dô), hoặc đầu bẹp trông giống cá trê.
- Răng mọc chậm, rối loạn trương lực cơ hoặc bị táo bón.
- Chậm phát triển vận động như lẫy, lật, bò, đi, đứng…
Cách chăm sóc trẻ nhỏ bị còi xương
- Cho trẻ bú mẹ.
- Ăn bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi: sữa, cua, tôm, cá trong các bữa ăn hàng ngày. Cần xóa bỏ quan niệm cho trẻ ăn xương ống, xương chân gà sẽ chống được còi xương.
- Cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của trẻ: vì Vitamin D là loại tan trong dầu. Nếu chế độ ăn thiếu dầu mỡ thì dù có được uống vitamin D trẻ cũng không hấp thu được nên vẫn bị còi xương.
Cách phòng ngừa còi xương ở trẻ nhỏ
Trong giai đoạn mang thai và cho con bú, mẹ cần ăn đủ chất, không kiêng khem, uống thêm 1-2 ly sữa mỗi ngày và đi khám thai định kỳ.
- Trẻ được một tháng tuổi thì bắt đầu cho trẻ tắm nắng trung bình khoảng 15-20 phút mỗi ngày vào buổi sáng
- Trong chế độ ăn của trẻ phải luôn cung cấp đầy đủ chất đạm, đường, béo. Mỗi bát thức ăn của trẻ phải thêm 1-2 thìa dầu ăn.
- Cần gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ. Nhất là sữa và các chế phẩm từ sữa, thức ăn từ độngvật, chất béo,…
- Các mẹ lưu ý không được tự ý sử dụng vitamin D mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Vì có thể làm trẻ bị ngộ độc khi dùng liều cao hoặc kéo dài.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị còi xương phải làm sao? Trẻ nhỏ bị còi xương có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp