Site icon Medplus.vn

Trẻ nhỏ bị cúm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ nhỏ bị cúm có sao không?

Trẻ nhỏ bị cúm là điều mà nhiều bậc phụ huynh luôn trăn trở. Đây là độ tuổi con người rất dễ bị tổn thương bởi các virus, vi khuẩn gây bệnh. Trong đó, các dạng virus cúm là phổ biến nhất. Là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp, cúm đôi khi là tiền đề cho nhiều bệnh khác phát triển ở vùng phổi. Trẻ mắc cúm có mau khỏi hay không lệ thuộc khá nhiều vào sức đề kháng và sự chăm sóc của gia đình. Một trẻ khỏe mạnh có thể khỏi cúm trong vài ngày nếu được chăm sóc chu đáo. Ngược lại, trẻ có thể chất yếu cộng thêm không được phát hiệu và điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong.

Việc phụ huynh cần hiểu rõ về bệnh cúm là rất quan trọng. Nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa, tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng theo dõi.

Bố mẹ cần đặc biệt quan tâm khi bé xuất hiện những triệu chứng ho, sốt. Cân nhắc đưa trẻ đến bệnh khi các dấu hiệu có xu hướng trở nặng.

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị cúm

Bệnh cúm do các virus phân theo loại A, B, C  gây ra. Các loại cúm thường gặp như: A/H3N2, A/H1N1, A/H5N1 (rất nguy hiểm) và cúm B.

Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Ngoài ra, một số chủng loại virus cúm có thể lây truyền từ các loài động vật như gia cầm, chim, heo…bị nhiễm bệnh.

Bệnh cúm tiến triển thường lành tính. Nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi và những trường hợp khác như:

Những triệu chứng khi trẻ nhỏ bị cúm

Bệnh cúm thường bị nhầm với cảm lạnh thông thường. Nhưng các triệu chứng cúm thường nghiêm trọng hơn những dấu hiệu điển hình của cảm lạnh thông thường. Trẻ nhỏ bị cúm thường xuất hiện các triệu chứng sau 24-48 giờ. Những dấu hiệu ban đầu có thể kể đến như:

Thông thường, cơn sốt ở trẻ nhỏ bị cúm sẽ giảm dần sau 4-7 ngày. Tuy nhiên, tình trạng ho và mệt mỏi vẫn kéo dài.

Những biến chứng có thể gặp khi trẻ nhỏ bị cúm

Khi trẻ mắc cúm, hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Nếu bố mẹ không biết cách phòng chống và chăm sóc, dễ dẫn đến các biến chứng như:

Đặc biệt, đối với trẻ đang mắc các bệnh mãn tính sẽ có nguy cơ tử vong. Nếu nhiễm cúm A/H1N1 biến chứng dẫn đến viêm đường hô hấp trên, còn nhiễm cúm A/H5N1 thì dễ biến chứng gây viêm phổi nặng.

Trẻ nhỏ bị cúm có thể gặp biến chứng nguy hiểm nhất là hội chứng Reye (gây sưng tấy trong gan và não). Mặc dù ít gặp nhưng đây là biến chứng có tỷ lệ tử vong rất cao. Hội chứng Reye thường gặp nhất ở trẻ từ 2 đến 16 tuổi, vài ngày sau khi bị cúm. Khi các triệu chứng của cúm có vẻ như đang bớt dần, trẻ đột nhiên buồn nôn và nôn mửa. Sau đó khoảng 1-2 ngày, trẻ chuyển mê sảng, co giật rồi đi dần vào hôn mê và có thể tử vong.

Chăm sóc cho trẻ nhỏ bị cúm

Biện pháp phòng ngừa tránh trẻ nhỏ bị cúm

Hiện nay chưa có vắc xin chống lại tất cả các chủng Cúm. Tuy nhiên, các biện pháp đơn giản sau đây có thể giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm virus cúm cho trẻ:

Lời kết

Cúm là bệnh phổ biến và bất cứ ai cũng có thể mắc phải. Bệnh thường xuất hiện những tháng cuối năm, khi thời tiết trở lạnh. Trẻ nhỏ bị cúm cần chăm sóc đặc biệt vì đa phần hệ miễn dịch của các bé còn yếu. Các bé cũng chưa thể hoàn toàn tự chăm sóc cho bản thân, hoặc bỏ những thói quen khiến bệnh lây lan. Bố mẹ cần đặc biệt quan tâm khi bé xuất hiện những triệu chứng ho, sốt. Cân nhắc đưa trẻ đến bệnh khi các dấu hiệu có xu hướng trở nặng.

Chúc gia đình và bé luôn khỏe mạnh. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version