Site icon Medplus.vn

Trẻ nhỏ bị đau dạ dày có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết

Trẻ nhỏ bị đau dạ dày có sao không?

Trẻ nhỏ bị đau dạ dày vốn không phải là một hiện tượng phổ biến. Căn bệnh này phần lớn xuất hiện ở người trưởng thành, đặc biệt là người có thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Tuy nhiên, tình trạng trẻ nhỏ bị đau dạ đang ngày càng gia tăng khiến phụ huynh rất lo lắng. Các triệu chứng lâm sàng của đau dạ dày ở trẻ không giống như người lớn. Thời gian tiến triển của bệnh cũng khác nên dễ bị chẩn đoán nhầm. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa của căn bệnh này trong bài viết dưới đây.

Điều đầu tiên khi bố mẹ phát hiện trẻ bị đau dạ dày là đưa trẻ đến bệnh viện. Tuyệt đối làm theo lời dăn dò của bác sĩ để bệnh mau chóng khỏi hoàn toàn. Xem lại thói quen sinh hoạt và ăn uống của trẻ, nếu chỗ nào chưa hợp lý thì thay đổi ngay.

Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị đau dạ dày

Nguyên nhân chính dẫn đến đau dạ dày ở trẻ em là do nhiễm khuẩn HP. Loại vi khuẩn này có khả năng tồn tại lớn trong niêm mạc dạ dày và gây nhiều rắc rối cho hệ tiêu hóa. Viêm dạ dày tá tràng là một loại bệnh đặc trưng do vi khuẩn này gây ra.

Bên cạnh đó, bệnh này cũng xuất hiện do một số nguyên nhân khác:

Dấu hiệu khi trẻ nhỏ bị đau dạ dày

Dấu hiệu khi trẻ nhỏ bị đau dạ dày

Trẻ bị đau bụng

Đây là triệu chứng thường xuyên xảy ra và dễ nhận biết. Vị trí đau dạ dày của trẻ cũng khác so với người lớn, xuất hiện ở trên hoặc quanh rốn. Những cơn đau này thường tái đi tái lại hay xuất hiện về đêm khiến cho trẻ ngủ không ngon.

Nguy hiểm hơn cả là việc các bậc phụ huynh thường nhầm lẫn giữa những cơn đau bụng thông thường với những cơn đau dạ dày nên không cho trẻ đi khám. Nếu để lâu sẽ xảy ra những biến chứng như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày…

Trẻ bị nôn ói, thỉnh thoảng ói ra máu

Nhiều cha mẹ nghĩ nôn ói là chuyện bình thường với trẻ do chán ăn. Tuy nhiên, việc trẻ thường xuyên nôn ói chính là dấu hiệu của việc đau dạ dày. Tái đi tái lại nhiều lần sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Từ đó khiến trẻ chậm lớn, ít tăng cân. Qua thời gian, trong dạ dày sẽ xuất hiện một mạch máu lớn làm cho trẻ có khả năng nôn ra máu. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nguy hiểm tính mạng của trẻ.

Trẻ nhỏ bị đau dạ dày có thể kèm đầy hơi, ợ chua, khó tiêu

Đây thường là những triệu chứng mà trẻ không dễ dàng miêu tả. Hiện tượng này khiến cho dịch axit có trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản và khiến cho bé ho mạnh, ợ chua, cảm thấy khó chịu ở họng. Trường hợp không được chữa trị kịp thời, trẻ có thể sẽ bị viêm loét, chảy máu dạ dày.

Trẻ biếng ăn, chán ăn

Những trẻ biếng ăn hay chán ăn do những cơn đau dạ dày thường xuyên khiến chúng muốn nôn ói, dẫn đến sợ thức ăn. Nhiều cha mẹ thấy con nôn ói là nghĩ con giả vờ khiến họ càng ép con ăn uống. Điều này không tốt cho sự phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.

Trẻ bị xanh xao, chóng mặt

Có một vài trường hợp trẻ bị loét dạ dày và xuất huyết một cách âm thầm. Tình trạng này kéo dài sẽ làm tổn thương mạch máu và thiếu máu mãn tính. Bên cạnh đó, một số dấu hiệu khác bạn sẽ cần chút ý như: da xanh xao, nhợt nhạt, trẻ thường xuyên mệt mỏi và hay chóng mặt, trẻ kém phát triển hơn so với lứa tuổi, khả năng tập trung kém hay lòng bàn tay bàn chân nhợt nhạt.

Trẻ nhỏ đau dạ dày có hiện tượng đi phân đen phân phân lẫn máu

Đây là cách khó phát hiện bởi phần lớn các phụ huynh Việt Nam không có thói quen kiểm tra phân cho con để có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh dạ dày của trẻ. Theo như một thống kê khoa học, có đến hơn 50% các trường hợp trẻ nhập viện do xuất huyết tiêu hoá có triệu chứng đi phân đen hoặc đi phân ra máu tươi.

Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ nhỏ bị đau dạ dày

Xuất huyết dạ dày

Nếu để viêm dạ dày dẫn đến chảy máu dạ dày rất nguy hiểm vì bệnh khó điều trị. Chảy máu dạ dày nặng sẽ xuất hiện tình trạng mất máu cấp tính. Các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, da niêm mạch nhợt nhạt, tụt huyết áp, mạch nhỏ nhưng nhanh và khó bắt mạch, thở dốc. Một số trường hợp còn sốt nhẹ nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Thủng dạ dày

Đây được xem là một biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh đau dạ dày. Các vết loét trong dạ dày ngày càng sâu khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương và ngày càng trở nên mỏng đi. Nếu không chữa dứt điểm, vết loét này tạo thành vết thủng trên dạ dày kèm theo xuất huyết. Thủng dạ dày có thể gây tử vong cho người bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời.

Ung thư dạ dày

Đây là trường hợp xấu nhất mà trẻ nhỏ bị đau dạ dày có thể phải gặp. Dạ dày đã xuất hiện vết loét nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ bị ung thư hóa từ vết loét trên niêm mạc dạ dày cao hơn rất nhiều lần. Dấu hiệu của ung thư dạ dày và đau dạ dày đôi khi giống nhau như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn. Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ nhỏ bị ung thư dạ dày hiện rất thấp.

Chăm sóc cho trẻ nhỏ bị đau dạ dày

Chăm sóc cho trẻ nhỏ bị đau dạ dày

Cách tốt nhất để chữa bệnh đau dạ dày cho trẻ là đưa trẻ đi khám bởi các bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ can thiệp bằng nội soi và đưa ra đơn thuốc phù hợp, theo dõi tình trạng bệnh tình cho tới khi trẻ đỡ và khỏi bệnh.

Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể áp dụng một số phương pháp cơ bản:

Tạo thói quen giúp phòng ngừa trẻ nhỏ bị đau dạ dày

Hạn chế cho trẻ ăn đồ cay nóng. Những thường phẩm này dùng thường xuyên dễ gây viêm loét dạ dày.

Không để trẻ nhịn ăn. Trẻ nhỏ thường năng động, ham chơi và bỏ bữa. Thói quen này lâu dài sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày.

Không cho trẻ uống nước chanh trước bữa ăn. Nước chanh giúp giải nhiệt và giả khát tốt. Vì vậy, nhiều phụ huynh thường cho trẻ uống nước chanh sau khi vận động. Điều này là không tốt vì nước chanh có nhiều axit, không thích hợp với dạ dày rỗng.

Một số nghiên cứu cho thấy thức khuya có liên hệ với chứng đau dạ dày. Tập cho trẻ ngủ trước 10h tối và ngủ ít nhất 8h mỗi ngày.

Lời kết

Tình trạng trẻ nhỏ bị đau dạ dày đang xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, phụ huynh cũng đừng quá lo lắng. Hãy tập cho trẻ những thói quen sống lành mạnh thì bệnh sẽ không cách nào đến được. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.

Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.

Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:

Nguồn: Tham khảo

Exit mobile version